0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ ba, 11/06/2024 06:09 (GMT+7)

Bình Định: Chủ đầu tư “ngó lơ” khoản nợ 87 tỷ đồng tiền thuê đất

Theo dõi KT&TD trên

Mặc dù Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định nhiều lần yêu cầu chủ đầu tư dự án Khu đô thị chức năng FLC Lux City Quy Nhơn ở phân khu số 6, Khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội khẩn trương nộp số tiền thuê đất là 87 tỷ đồng.

Tuy nhiên đến nay, chủ đầu tư vẫn “ngó lơ”, không thực hiện.

Bình Định: Chủ đầu tư “ngó lơ” khoản nợ 87 tỷ đồng tiền thuê đất
Nhiều hạng mục dở dang tại dự án Khu đô thị chức năng FLC Lux City Quy Nhơn.

Dự án Khu đô thị chức năng FLC Lux City Quy Nhơn hiện đang ngừng triển khai và đang có rất nhiều đơn thư khiếu kiện, khiếu nại. Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cũng đã có cuộc làm việc với chủ đầu tư dự án hiện là Công ty CP Đầu tư phát triển Bình Định (trước đây là Công ty TNHH Đầu tư và phát triển FLC Faros Bình Định) để đôn đốc khắc phục các tồn tại, vướng mắc trong quá trình triển khai dự án. Cùng với đó, cần tập trung hoàn thiện hạ tầng Khu đô thị chức năng FLC Lux City Quy Nhơn và sớm hoàn thành nghĩa vụ về đất đai với số tiền 87 tỷ đồng.

Trong khi đó, Chi cục Thuế thành phố Quy Nhơn cuối tháng 5/2024 cũng đã ra quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản và yêu cầu phong tỏa tài khoản đối với Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC (trụ sở tại tầng 5, tòa nhà FLC Landmark Tower, đường Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội) vì nợ thuế quá 90 ngày.

Theo Chi cục Thuế thành phố Quy Nhơn, số tiền FLC bị cưỡng chế trên 133 tỷ đồng, trong đó 115 tỷ đồng tiền thuê đất, 18 tỷ đồng tiền chậm nộp.

Bạn đang đọc bài viết Bình Định: Chủ đầu tư “ngó lơ” khoản nợ 87 tỷ đồng tiền thuê đất. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Tin mới

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.