0922 281 189 [email protected]
Thứ bảy, 21/01/2023 10:49 (GMT+7)

Bamboo Capital (BCG): Doanh thu năm 2022 đạt hơn 4.531 tỷ

Theo dõi KT&TD trên

Dù quý 4 gặp nhiều khó khăn nhưng kết quả kinh doanh cả năm 2022 của Công ty Cổ phần Tập đoàn Bamboo Capital (HoSE: BCG) vẫn có lợi nhuận hơn 546 tỷ đồng.

Dù quý 4 gặp nhiều khó khăn nhưng kết quả kinh doanh cả năm 2022 của Công ty Cổ phần Tập đoàn Bamboo Capital (HoSE: BCG) vẫn có lợi nhuận hơn 546 tỷ đồng.

Ngoài ra, BCG tiếp tục duy trì cơ cấu tài chính ổn định, tỷ lệ nợ được kiểm soát ở mức 2,2 lần, năm 2023 này Công ty không có khoản trái phiếu nào đáo hạn.

Cụ thể, BCTC hợp nhất của BCG cho thấy doanh thu thuần năm 2022 tăng trưởng 75%, đạt 4.531,6 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 546,4 tỷ đồng.

Trong quý 4, BCG ghi nhận 1.221 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng trưởng 78,3% so với cùng kỳ năm 2021. Sự đóng góp về mặt doanh thu vẫn đến chủ yếu từ mảng bất động sản (272) tỷ, năng lượng tái tạo (207 tỷ) và xây dựng - hạ tầng (616 tỷ).

Những biến động của nền kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước cùng bối cảnh lãi suất liên tục tăng cao đã tạo sức ép tài chính nặng nề, khiến lợi nhuận sau thuế quý 4/2022 của BCG âm 339 tỷ đồng. Giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thấp đã có tác động tiêu cực đến các mảng sản xuất kinh doanh của Công ty. Bên cạnh đó, chi phí lãi vay tăng mạnh, việc huy động vốn khó khăn làm cho thị trường M&A gần như bị đóng băng, vì vậy BCG cũng đã không thực hiện giao dịch nào trong quý 4. Điều này đã làm cho doanh thu tài chính của BCG giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái và không có đóng góp tích cực vào tổng lợi nhuận của Công ty.

Đơn vị: tđồng

Chỉ tiêu

Quý 4/2022

(1)

Quý 4/2021

(2)

Lãi/Lỗ

(1) so với (2)

Năm 2022

(3)

Năm 2021

(4)

Lãi/Lỗ

(3) so với (4)

Doanh thu thuần hợp nhất

1.221

685

78,3%

4.532

2.589

75,0%

Lợi nhuận sau thuế

(339)

271

(224,8%)

546

1.000

(45,4%)

Doanh thu và lợi nhuậnQuý4 năm 2022

Với kết quả kinh doanh như trên, BCG chỉ hoàn thành 62,5% kế hoạch về doanh thu và 24,8% kế hoạch về lợi nhuận cho cả năm 2022. Đại diện BCG cho biết việc chưa đạt được kế hoạch đã đề ra là do kế hoạch năm 2022 được xây dựng rất tham vọng dựa trên những giả thuyết tích cực về thị trường tại thời điểm đầu năm. Ngoài ra, thị trường bất động sản và mảng năng lượng tái tạo vẫn có nhiều biến động về chính sách cũng như môi trường kinh doanh xấu đi trong nửa cuối của năm cũng phần nào ảnh hưởng tới tiến độ dự án của Công ty.

Đứng trước các thách thức đó, BCG đã nỗ lực điều chỉnh chiến lược kinh doanh, tập trung toàn bộ nguồn lực để khắc phục những khó khăn trước mắt, đồng thời ưu tiên hạn chế các rủi ro ở mức tối thiểu. Kết quả là năm 2022 Công ty tiếp tục có lãi, các chỉ số tài chính cũng được duy trì ổn định.

Đơn vị: tđồng

Chỉ tiêu

31/12/2022

01/01/2022

Tăng trưởng

Tổng tài sản

44.006

37.689

16,8%

Nợ phải trả

30.205

29.340

2,9%

Vốn chủ sở hữu

13.801

8.350

65,3%

Các chỉ số của bảng cân đối kế toán

Tại ngày 31/12/2022, tổng tài sản BCG đạt 44.006 tỷ đồng, tăng 17% so với hồi đầu năm, chủ yếu từ gia tăng tài sản đầu tư dài hạn do các dự án bất động sản và năng lượng tái tạo đã hoàn thiện trong năm. Tổng nợ được kiềm chế với mức tăng chỉ 3%, các dự án mới được tài trợ bởi vốn chủ sở hữu huy động từ các lần tăng vốn trong năm 2022 theo phê duyệt tại Đại hội đồng cổ đông.

Chỉ tiêu

31/12/2020

31/12/2021

31/12/2022

Tỷ lệ Nợ/VCSH

7,2

3,5

2,2

Tỷ lệ Nợ vay/VCSH

1,6

1,6

1,1

Tỷ lệ đòn bẩy duy trì ở mức tích cực

Nhờ vào nỗ lực tăng vốn, kiểm soát nợ mà các chỉ số về đòn bẩy tài chính của BCG trong năm 2022 đã có sự cải thiện rõ rệt. Tổng nợ trên vốn chủ sở hữu đã giảm từ mức 3,5 lần tại cuối năm 2021 xuống còn 2,2 lần tại cuối năm 2022. Như vậy, BCG đã rất gần với mục tiêu giảm tỷ lệ này xuống dưới 2,0 lần và lý tưởng là chỉ còn 1,0 – 1,5 lần.

Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu cũng giảm còn 1,1 lần, đồng nghĩa với rủi ro tài chính đã được giảm thiểu về mức an toàn. BCG cũng cho biết trong năm 2023, Công ty không có khoản trái phiếu nào đến hạn. Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy cổ đông và nhà đầu tư có thể kỳ vọng vào những bước phát triển vững chắc của BCG trong tương lai.

Cuối năm 2022, báo cáo lưu chuyển tiền tệ của BCG cho thấy khoản mục lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh mặc dù vẫn còn âm nhưng đã có sự cải thiện đáng kể tới 70% so với năm 2021. Sự cải thiện này nhờ vào việc tăng các khoản phải thu và giá trị hàng tồn kho, chủ yếu đến từ các dự án bất động sản đang trong giai đoạn bàn giao. Điều này hứa hẹn tăng trưởng doanh thu ở các quý tiếp theo khi các dự án được đẩy nhanh tiến độ bàn giao.

Lãnh đạo BCG cho biết năm 2022 tồn tại nhiều biến động và thách thức, đây trở thành cơ hội để BCG nhìn sâu vào nội tại của doanh nghiệp, từ đó cơ cấu lại bộ máy nhân sự, tái cấu trúc các ngành nghề hoạt động nhằm kiện toàn và cải thiện sức mạnh của doanh nghiệp, chờ thời cơ bật lên khi thị trường đi vào giai đoạn phục hồi.

Thanh Mai

Bạn đang đọc bài viết Bamboo Capital (BCG): Doanh thu năm 2022 đạt hơn 4.531 tỷ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tinh thần khởi nghiệp Việt: Mạch sống của kinh tế tư nhân
Giữa dòng chảy không ngừng của nền kinh tế thị trường, tinh thần khởi nghiệp tại Việt Nam đang trỗi dậy mạnh mẽ, khẳng định vai trò như một mạch sống thiết yếu, nuôi dưỡng và thúc đẩy sự phát triển năng động của khu vực kinh tế tư nhân.
Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp - Vàng thật sợ gì lửa!
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân quy định số lần kiểm tra tại doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (nếu có) không được quá 1 lần/ năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng.
Khi tư nhân dấn thân vào giấc mơ hạ tầng quốc gia
Chúng ta đã quen với việc tư nhân làm khu công nghiệp, làm khu đô thị, làm ô tô, xe điện… Nhưng khi một doanh nghiệp đề xuất xây dựng đường sắt cao tốc Bắc – Nam, một dự án mang tầm vóc chiến lược quốc gia – thì phản ứng đầu tiên thường là ngờ vực...

Tin mới

Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tổng tiến công buôn lậu, hàng giả; xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực không vùng cấm, không ngoại lệ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5 2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.
Báo chí & kinh tế tư nhân: Góc nhìn từ Nghị quyết 68
Theo Nghị quyết số 68-NQ/TW, vai trò của Báo chí không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin mà còn là động lực quan trọng định hướng dư luận, tạo niềm tin và khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, góp phần đưa nền kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ.