0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 08/07/2024 08:33 (GMT+7)

“Xanh hóa” buýt: Xe chạy CNG vẫn phát thải lớn, chỉ là giải pháp nửa vời

Theo dõi KT&TD trên

Với mục tiêu giảm phát thải và ô nhiễm môi trường, từ năm 2025 Thành phố Hà Nội sẽ chuyển đổi phương tiện xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh (xe buýt điện và CNG).

Tuy nhiên, một số nước trên thế giới từng sử dụng xe buýt chạy CNG hiện đã chuyển đổi sang xe buýt điện và phương tiện xanh khác. Vậy, TP Hà Nội liệu có học theo xu thế này?

Buýt chạy CNG vẫn phát thải lớn

Theo kế hoạch của Hà Nội, đặt mục tiêu chuyển đổi phương tiện buýt sử dụng năng lượng điện, năng lượng xanh, đến năm 2030 đạt khoảng 70-90% và đến năm 2035 đạt 100%. TP Hà Nội đã đưa ra 3 kịch bản chuyển đổi. Trong đó, kịch bản 01 là toàn bộ 100% xe buýt điện, tổng nguồn lực là 52.354 tỉ đồng. Kịch bản 02 là 70% xe buýt điện, 30% xe buýt LNG/CNG, tổng nguồn lực là 47.003 tỉ đồng. Kịch bản 03, 50% xe buýt điện và 50% xe buýt LNG/CNG), tổng nguồn lực là 43.940 tỉ đồng.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, để giảm phát thải ròng bằng 0 như cam kết của Việt Nam tại COP26, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải buýt nhất thiết phải chuyển sang xe điện thay thế cho xe buýt chạy khí CNG bởi dù tạo ra ít phát thải hơn, xe chạy CNG vẫn phát thải vào môi trường và sẽ chỉ là giải pháp nửa vời, không thực sự xử lý tận gốc vấn đề phát thải.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, PGS.TS Đàm Hoàng Phúc - Giám đốc Chương trình đào tạo kỹ thuật ôtô, Đại học Bách khoa Hà Nội dẫn báo cáo của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) - cho thấy, xe chạy CNG vẫn phát thải ra môi trường và tạo ra ít hơn chỉ khoảng 20% lượng khí thải so với xe xăng.

“Xe CNG sử dụng động cơ đốt trong nên sẽ phát thải tại ống xả của xe. Lượng phát thải này có thể tốt hơn một chút so với xe chạy diesel và không thể nào giảm phát thải bằng 0 so với xe điện. Nếu nhìn suốt tổng thể vòng đời sản phẩm, xe điện có mức độ thân thiện với môi trường hơn hẳn so với xe xăng và cả xe chạy CNG” - ông Phúc nói.

Phân tích thêm, ông Phúc tỏ ra lo ngại, chi phí xe buýt CNG rẻ, nhưng vẫn phải đầu tư thêm một trạm sạc CNG và liên quan đến nguồn cung nhiên liệu chưa chắc đã ổn định. Do đó, Hà Nội cần đánh giá kỹ tác động của các phương án đưa ra, đặc biệt là về chi phí đầu tư và khả năng tiết kiệm phát thải.

Chung quan điểm, ông Khương Kim Tạo - nguyên Phó Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia - cho rằng, xe buýt CNG phát thải tương đối lớn, chi phí đầu tư cao. Do đó, thời gian tới, khi xe buýt sử dụng nhiên liệu hóa thạch phải chuyển đổi sang dùng năng lượng xanh, sạch thì tốt nhất nên chuyển sang xe điện luôn để thống nhất chủng loại xe, công tác đầu tư bảo dưỡng sửa chữa thuận lợi hơn, giảm phát thải hoàn toàn.

Lãng phí nếu rót vốn đầu tư tiếp xe buýt chạy CNG

Ở góc độ kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - Học viện Tài chính - cho rằng, với số tiền hơn 51.000 tỉ đồng cho hơn 2.000 phương tiện chuyển đổi từ nay đến năm 2035, bình quân gần 25,5 tỉ đồng cho một phương tiện, nhưng chỉ sử dụng trong 10 năm là khá lãng phí. Đó là chưa kể việc đầu tư mới hệ thống trạm nạp khí, hệ thống vận tải bằng khí CNG sau năm 2035, khi toàn bộ phương tiện xe buýt chuyển sang chạy điện.

TS Hoàng Dương Tùng - Chủ tịch mạng lưới Không khí sạch Việt Nam - cũng cho rằng, trong số các kịch bản mà TP Hà Nội dự kiến, kịch bản sử dụng 100% xe buýt điện là thể hiện sự quyết tâm tốt nhất cho môi trường bởi việc chuyển đổi phương tiện xăng sang dùng khí tự nhiên, tuy sạch hơn, nhưng thực chất vẫn là nhiên liệu hóa thạch.

Chỉ ra xu thế hướng hiện nay với các đô thị trên thế giới là tới một đô thị với môi trường xanh, sạch tuyệt đối, theo TS Nguyễn Xuân Thủy - chuyên gia giao thông, việc “xanh hóa” xe buýt là rất cần thiết và cần lưu ý những điều sau để việc chuyển đổi xe buýt được đi đúng lộ trình. Nhà nước cần có chính sách rõ ràng, ưu tiên với những doanh nghiệp sử dụng năng lượng xanh, giao thông xanh. Đồng thời với những cơ sở sản xuất các phương tiện chạy điện cần nâng cấp, cải tiến công nghệ như việc sản xuất pin tiện lợi, an toàn, giảm giá thành.

Bạn đang đọc bài viết “Xanh hóa” buýt: Xe chạy CNG vẫn phát thải lớn, chỉ là giải pháp nửa vời. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang nhanh chóng trở thành một yếu tố then chốt. Nắm bắt kịp thời xu hướng đó, các doanh nghiệp Việt nhanh chóng ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh.
Quỹ Nhà ở Quốc gia “tiếp nguồn hy vọng” cho người thu nhập thấp
Bộ Xây dựng hiện đang nghiên cứu, rà soát để đề xuất giải pháp thành lập Quỹ nhà ở quốc gia. Và đến nay, Bộ Xây dựng đã chủ động giao đơn vị chuyên môn khẩn trương nghiên cứu từ các kinh nghiệm quốc tế, rà soát các quy định pháp luật hiện hành và đề xuất giải pháp triển khai.

Tin mới

Khám phá menu đồ uống của Katinat Saigon Kafe
Katinat Saigon Kafe - Thương hiệu cà phê nổi bật tại TP.HCM chinh phục khách hàng với menu đa dạng hơn 40 loại thức uống độc đáo. Từ cà phê đậm đà, trà trái cây tươi mát đến các món đá xay hấp dẫn, mỗi thức uống đều mang đến trải nghiệm mới mẻ và thú vị.
Sự đa dạng hóa của thị trường đồ uống Việt
Thị trường đồ uống Việt Nam đang trải qua một cuộc cách mạng thầm lặng mà không phải ai cũng nhận ra. Cách đây vài thập kỷ, văn hóa thưởng thức đồ uống của người Việt chủ yếu gắn liền với những quán cóc ven đường hoặc các quán nước giải khát đơn giản.
Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM ​​​​​​​
Việc đầu tư nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) còn chậm, chưa đạt được mục tiêu đề ra, không đáp ứng được nhu cầu của người dân; các quỹ đất dành cho việc đầu tư NƠXH còn hạn hẹp, cơ chế để đầu tư còn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia.
Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang nhanh chóng trở thành một yếu tố then chốt. Nắm bắt kịp thời xu hướng đó, các doanh nghiệp Việt nhanh chóng ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh.
Giá vàng cao chót vót, nên mua hay bán?
Trong phiên giao dịch sáng nay (2/4), giá vàng miếng SJC đang được các thương hiệu niêm yết ở ngưỡng 99,4 - 102,1 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Chênh lệch ở ngưỡng 2,7 triệu đồng/lượng.