0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 24/05/2024 09:03 (GMT+7)

Thống đốc NHNN: Quyết giữ hạn mức tín dụng để đảm bảo an toàn hệ thống

Theo dõi KT&TD trên

Việc duy trì công cụ hạn mức tín dụng là nhằm đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng, góp phần tích cực trong kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định vĩ mô.

Quan điểm trên được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng nêu tại báo cáo việc thực hiện Nghị quyết số 62/2022/Quốc hội 15 về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội XV, vừa được gửi tới các vị đại biểu Quốc hội.

Từ năm 2022, tại nghị quyết này, Quốc hội đã yêu cầu Chính phủ nghiên cứu hạn chế và tiến tới xóa bỏ việc điều hành phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng tổ chức tín dụng (TCTD).

Tuy nhiên, trong các báo cáo sau đó, NHNN đều lý giải như trên về lý do chưa thực hiện được yêu cầu trên.

Ở báo cáo mới đây, Thống đốc giải thích, từ năm 2023 trở về trước, NHNN giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với từng TCTD, trong đó nhóm chi nhánh ngân hàng nước ngoài được tăng trưởng tín dụng theo kiểm soát tín dụng tại thời điểm cuối năm và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quy mô tín dụng nhỏ được tăng trưởng tín dụng theo kế hoạch ngân hàng xây dựng để phù hợp với đặc thù hoạt động của nhóm ngân hàng này.

Năm 2024, NHNN không giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với nhóm chi nhánh ngân hàng nước ngoài, phù hợp với đặc thù, quy mô tín dụng của nhóm này và tiếp tục giao tăng trưởng tín dụng đối với các TCTD còn lại. Đối với các TCTD còn lại, NHNN tiếp tục rà soát để từng bước dỡ bỏ hoàn toàn biện pháp này.

Nhưng trong quá trình triển khai nhiệm vụ này, NHNN nhận thấy còn một số khó khăn, vướng mắc nên chưa thể bỏ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng.

Theo Thống đốc, hiện nay, áp lực lạm phát vẫn còn hiện hữu, gây thách thức cho công tác điều hành chính sách tiền tệ và tín dụng của NHNN khi vừa hỗ trợ phục hồi kinh tế vừa phải đảm bảo kiểm soát lạm phát. Do đó, việc duy trì công cụ hạn mức tín dụng là nhằm đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng, qua đó góp phần tích cực trong kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định vĩ mô.

Thống đốc NHNN: Quyết giữ hạn mức tín dụng để đảm bảo an toàn hệ thống

Đặc thù nền kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc chủ yếu vào kênh tín dụng ngân hàng để cung ứng cho các nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, tiêu dùng. Nhất là trong bối cảnh thị trường vốn phát triển chưa tương xứng với vai trò cung ứng vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế và hiện đang gặp nhiều khó khăn cần hỗ trợ, nổi lên nhiều vấn đề tồn tại, thì áp lực cân đối vốn cho nền kinh tế (đặc biệt vốn trung dài hạn) tiếp tục đè nặng lên vai hệ thống ngân hàng, tiềm ẩn rủi ro chênh lệch kỳ hạn, thanh khoản, trong khi TCTD chủ yếu huy động ngắn hạn nhưng cho vay trung dài hạn.

Thống đốc cho hay, thực tiễn và kinh nghiệm quốc tế cho thấy, thị trường vốn, thị trường chứng khoán có vai trò chủ đạo cung cấp vốn trung dài hạn cho nền kinh tế, hệ thống ngân hàng chủ yếu cung cấp vốn ngắn hạn.

Trong bối cảnh đó, áp lực cung ứng vốn cho quá trình phục hồi kinh tế là rất lớn, nhu cầu vốn của nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào tín dụng ngân hàng nên tỷ lệ tín dụng/GDP của Việt Nam hiện ở mức cao, tiềm ẩn rủi ro bất ổn vĩ mô như cảnh báo của một số tổ chức quốc tế.

Cùng với đó, áp lực lạm phát dù đã được kiểm soát nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro, thách thức cho công tác điều hành của NHNN khi vừa hỗ trợ phục hồi kinh tế vừa phải đảm bảo kiểm soát lạm phát, ổn định an toàn hệ thống TCTD.

Với điều kiện kinh tế đặc thù của Việt Nam, Thống đốc cho rằng, nếu TCTD tự tăng trưởng tín dụng mà không có biện pháp kiểm soát thông qua cả hệ thống các chỉ tiêu an toàn hoạt động và hạn mức tăng trưởng tín dụng thì hệ thống TCTD có thể quay lại tình trạng tăng trưởng tín dụng nóng như giai đoạn trước năm 2011. Điều đó không chỉ tạo nợ xấu gia tăng và đe dọa sự an toàn của hệ thống ngân hàng, mà còn rủi ro gây bất ổn vĩ mô chung cho nền kinh tế, rủi ro lạm phát.

Vì thế, việc duy trì công cụ hạn mức tín dụng là nhằm đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng, qua đó góp phần tích cực trong kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định vĩ mô. Việc dỡ bỏ biện pháp này cần thận trọng, có lộ trình thích hợp, đảm bảo các điều kiện cần thiết và từng bước thực hiện phù hợp với điều kiện thị trường.

Trước đó, trả lời chất vấn của đại biểu Trần Thị Vân - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh và tranh luận của đại biểu Hà Sĩ Đồng - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị tại Kỳ họp Thứ 6, Quốc hội khóa XV (ngày 6/11/2023), Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cũng nói lý do chưa bỏ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng.

Thống đốc cho biết, với đặc thù của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, nhu cầu vốn phụ thuộc rất nhiều vào tín dụng ngân hàng; tỷ lệ dư nợ tín dụng trên GDP là 120% GDP và đang ở mức cảnh báo theo khuyến nghị của các tổ chức quốc tế. Vì vậy, nếu bỏ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng có thể dẫn đến việc tín dụng tăng rất cao, ảnh hưởng tiêu cực đến sự an toàn và ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng.

"Cho nên, NHNN vẫn tiếp tục thực hiện điều hành này và đến thời điểm thuận lợi, đặc biệt khi các phân khúc khác của thị trường tài chính như trái phiếu doanh nghiệp có thể đáp ứng được nhu cầu trung, dài hạn của doanh nghiệp, thì khả năng bỏ chỉ tiêu này sẽ khả thi hơn", Thống đốc Nguyễn Thị Hồng trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Thống đốc NHNN thông tin, để tránh tùy ý trong việc phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với tổ chức tín dụng, NHNN hàng năm có chỉ tiêu định hướng và nguyên tắc chung, đó là xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức tín dụng. Ngoài ra, có một số tiêu chí khác như mặt bằng lãi suất giảm, tham gia vào quá trình tái cấu trúc... sẽ được cộng điểm và giảm điểm nếu cho vay lĩnh vực rủi ro.

Minh Anh

Bạn đang đọc bài viết Thống đốc NHNN: Quyết giữ hạn mức tín dụng để đảm bảo an toàn hệ thống. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Ngân hàng ồ ạt tăng lãi suất huy động
Từ đầu tháng 11 tới nay đã có 14 ngân hàng tăng lãi suất huy động ở các kỳ hạn, bao gồm Eximbank, BaoViet Bank, HDBank, GPBank, LPBank, Nam A Bank, Indovina, Viet A Bank, VIB, MB, Agribank, Techcombank, ABBank và VietBank.
Lãi suất tiết kiệm tăng trở lại vào dịp cuối năm
Cuối năm là thời điểm các ngân hàng thường đưa ra nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút nguồn vốn. Năm nay, xu hướng tăng lãi suất tiết kiệm đã quay trở lại sau một thời gian dài lãi suất thấp, mang đến cơ sở hấp dẫn cho những ai đang tìm kiếm kênh đầu tư an toàn.
Trái phiếu xanh: 'Cuộc chơi' đang nóng dần lên
Theo các chuyên gia FiinRatings, thị trường trái phiếu xanh đã sôi động trở lại trong 10 tháng năm 2024. Tuy nhiên, để có thể bắt kịp các thị trường trái phiếu xanh khác trong khu vực, các chuyên gia cho rằng vẫn cần có thêm nhiều chính sách hỗ trợ cho kênh huy động vốn này.

Tin mới

Trà xanh: Bí ẩn từ sắc xanh đến hương vị
Màu xanh của trà xanh không chỉ là dấu ấn đặc trưng mà còn phản ánh chất lượng và giá trị dinh dưỡng. Từ sắc tố diệp lục đến kỹ thuật chế biến, bài viết sẽ khám phá nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng, giúp bạn hiểu rõ hơn về loại trà tuyệt vời này.
Doanh nghiệp bất động sản kỳ vọng thị trường khởi sắc trong năm 2025
Sau giai đoạn khó khăn kéo dài, doanh nghiệp BĐS đang đặt nhiều kỳ vọng vào một chu kỳ hồi phục mới trong năm 2025, những tín hiệu tích cực từ chính Hỗ trợ sách của phủ Chính, sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô và nhu cầu gia tăng về nhà ở và văn phòng cho thuê đang mở ra cơ hội cho doanh nghiệp.
Ngân hàng ồ ạt tăng lãi suất huy động
Từ đầu tháng 11 tới nay đã có 14 ngân hàng tăng lãi suất huy động ở các kỳ hạn, bao gồm Eximbank, BaoViet Bank, HDBank, GPBank, LPBank, Nam A Bank, Indovina, Viet A Bank, VIB, MB, Agribank, Techcombank, ABBank và VietBank.
Nhà giá rẻ "mất hút" trên thị trường bất động sản Hà Nội
Báo cáo mới đây của OneHousing cho biết, thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới, tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì)...
Lãi suất tiết kiệm tăng trở lại vào dịp cuối năm
Cuối năm là thời điểm các ngân hàng thường đưa ra nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút nguồn vốn. Năm nay, xu hướng tăng lãi suất tiết kiệm đã quay trở lại sau một thời gian dài lãi suất thấp, mang đến cơ sở hấp dẫn cho những ai đang tìm kiếm kênh đầu tư an toàn.
Trái phiếu xanh: 'Cuộc chơi' đang nóng dần lên
Theo các chuyên gia FiinRatings, thị trường trái phiếu xanh đã sôi động trở lại trong 10 tháng năm 2024. Tuy nhiên, để có thể bắt kịp các thị trường trái phiếu xanh khác trong khu vực, các chuyên gia cho rằng vẫn cần có thêm nhiều chính sách hỗ trợ cho kênh huy động vốn này.