0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 28/12/2022 09:55 (GMT+7)

Tập đoàn Gelex (GEX) nhận chuyển nhượng 40 triệu cổ phiếu Gelex Hạ tầng

Theo dõi KT&TD trên

Với số lượng cổ phiếu nhận chuyển nhượng tương ứng nhận thêm 5,06% vốn điều lệ tại CTCP Hạ tầng Gelex để nâng sở hữu lên 652,9 triệu cổ phiếu, tương ứng 82,65% vốn điều lệ tại CTCP Hạ tầng Gelex.

Tập đoàn Gelex (GEX) nhận chuyển nhượng 40 triệu cổ phiếu Gelex Hạ tầng - Ảnh 1

CTCP Tập đoàn Gelex (mã GEX – sàn HoSE) vừa thông qua Nghị quyết HĐQT về phương án nhận chuyển nhượng 40 triệu cổ phiếu CTCP Hạ tầng Gelex (Gelex Hạ tầng) từ Gelex Electric.

Với số lượng cổ phiếu nhận chuyển nhượng tương ứng nhận thêm 5,06% vốn điều lệ tại CTCP Hạ tầng Gelex để nâng sở hữu lên 652,9 triệu cổ phiếu, tương ứng 82,65% vốn điều lệ tại CTCP Hạ tầng Gelex.

Mới đây, GEX đã thông báo mua lại 200 tỷ đồng trong số 1.000 tỷ đồng trái phiếu đang lưu hành của lô GEXH2124002. Lô trái phiếu này được phát hành ngày 23/12/2021 và dự kiến đáo hạn vào ngày 23/12/2024.

Đây là lần thứ 4 Gelex thực hiện mua lại trái phiếu trước hạn trong cuối năm 2022. Trước đó, ngày 5/12, Gelex đã mua lại tổng cộng 4,4 tỷ đồng của 2 lô trái phiếu BONDGEX/2020.02 và BONDGEX/2020.01, dự kiến đáo hạn vào tháng 7/2023.

Ngày 14/12, GEX tiếp tục mua lại toàn bộ lô trái phiếu TP.GEX.2020.1 được phát hành ngày 13/5/2020 và dự kiến đáo hạn ngày 13/05/2023 với tổng giá trị 77,7 tỷ đồng.

Quý 3/2022 doanh nghiệp ghi nhận doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 7.014 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ. Lợi nhuận gộp đạt 1.236 tỷ đồng, tăng trưởng 38%.

Doanh thu tài chính đạt 168 tỷ đồng, giảm 36%. Chi phí tài chính chiếm 418 tỷ đồng, tăng 21%; trong đó chi phí lãi vay chiếm 318 tỷ đồng. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng đáng kể so với cùng kỳ.

Cộng thêm khoản lỗ từ công ty liên doanh liên kết hơn 22 tỷ đồng nên kết quả, lợi nhuận sau thuế của Gelex sụt giảm 36% xuống mức 221 tỷ đồng. Trong đó, lợi nhuận sau thuế công ty mẹ chỉ còn lại 14,5 tỷ đồng.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2022, Gelex đạt tổng doanh thu thuần 24.729 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế 1.306 tỷ đồng, tăng 12%. Lợi nhuận sau thuế công ty mẹ đạt 295 tỷ đồng, giảm 65%.

Tổng tài sản của Gelex tại thời điểm cuối quý 3 đạt gần 54.000 tỷ đồng, giảm 7.000 tỷ đồng so với đầu năm. Khoản giảm chủ yếu ở phần chứng khoán kinh doanh, từ hơn 7.000 tỷ đồng xuống còn hơn 2.300 tỷ đồng. Các khoản phải thu và hàng tồn kho cũng giảm đáng kể.

Phần chứng khoán kinh doanh của Gelex chủ yếu là trái phiếu với hơn 2.200 tỷ đồng. Trong 9 tháng đầu năm, công ty đã thu về hơn 4.000 tỷ đồng tiền gốc đầu tư trái phiếu. Phần cổ phiếu cũng giảm mạnh từ 709 tỷ đồng xuống 108 tỷ đồng, đồng thời phải dự phòng giảm giá hơn 13 tỷ đồng.

Nợ phải trả của công ty là gần 33.000 tỷ đồng, giảm hơn 6.000 tỷ so với đầu năm. Trong đó, các khoản phải trả người bán ngắn hạn, người mua trả tiền trước ngắn hạn, phải trả ngắn hạn khác giảm mạnh. Vay nợ dài hạn cũng giảm đáng kể, từ hơn 13.700 tỷ đồng xuống còn hơn 10.000 tỷ đồng. Vay nợ ngắn hạn còn hơn 7.400 tỷ đồng, giảm gần 1.000 tỷ đồng so với đầu năm.

Bạn đang đọc bài viết Tập đoàn Gelex (GEX) nhận chuyển nhượng 40 triệu cổ phiếu Gelex Hạ tầng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Khám phá menu đồ uống của Katinat Saigon Kafe
Katinat Saigon Kafe - Thương hiệu cà phê nổi bật tại TP.HCM chinh phục khách hàng với menu đa dạng hơn 40 loại thức uống độc đáo. Từ cà phê đậm đà, trà trái cây tươi mát đến các món đá xay hấp dẫn, mỗi thức uống đều mang đến trải nghiệm mới mẻ và thú vị.
Sự đa dạng hóa của thị trường đồ uống Việt
Thị trường đồ uống Việt Nam đang trải qua một cuộc cách mạng thầm lặng mà không phải ai cũng nhận ra. Cách đây vài thập kỷ, văn hóa thưởng thức đồ uống của người Việt chủ yếu gắn liền với những quán cóc ven đường hoặc các quán nước giải khát đơn giản.
Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM ​​​​​​​
Việc đầu tư nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) còn chậm, chưa đạt được mục tiêu đề ra, không đáp ứng được nhu cầu của người dân; các quỹ đất dành cho việc đầu tư NƠXH còn hạn hẹp, cơ chế để đầu tư còn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia.
Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang nhanh chóng trở thành một yếu tố then chốt. Nắm bắt kịp thời xu hướng đó, các doanh nghiệp Việt nhanh chóng ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh.