Tăng trưởng rõ nét, thị trường tài chính tiêu dùng bước vào kỷ nguyên mới
Sau “cú sốc” 2023 với cầu vốn tiêu dùng giảm, mức tăng trưởng âm, nợ xấu đạt đỉnh thì đến đầu năm 2025, thị trường tài chính tiêu dùng đang bước vào một chu kỳ tăng trưởng mới, được hỗ trợ bởi các dấu hiệu tích cực từ môi trường kinh tế vĩ mô.
Từ đáy vươn lên
Năm 2023, kinh tế toàn cầu ảm đạm sau giai đoạn hậu Covid-19 cùng nhiều bất ổn như xung đột địa chính trị. Trong nước, tổng cầu, đầu tư sụt giảm; tỷ giá, lãi suất biến động khó lường... đã tác động tới phát triển đời sống người tiêu dùng. Điều này dẫn đến tình trạng thắt chặt chi tiêu. Nhiều tổ chức, cá nhân “thắt lưng buộc bụng” không đăng ký những khoản vay mới để mở rộng kinh doanh. Còn với khách hàng cũ, tình trạng chậm trả nợ hoặc mất khả năng thanh toán đã khiến tăng trưởng tín dụng tiêu dùng ở các công ty tài chính ghi nhận âm, nợ xấu…
![Tăng trưởng rõ nét, thị trường tài chính tiêu dùng bước vào kỷ nguyên mới](https://media.kinhtetieudung.vn/images/2025/02/16/33-1739666531-1-thumbnail20250215110032.jpg)
Đến năm 2024, mọi thứ đã có sự cải thiện rõ rệt khi Chính phủ triển khai các gói tín dụng hỗ trợ các ngành, lĩnh vực; giảm thuế giá trị gia tăng đối với một số nhóm hàng hóa và dịch vụ, ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật mới... Báo cáo kinh tế Việt Nam năm 2024 và dự báo năm 2025 của Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV vừa công bố cho thấy, tiêu dùng tiếp tục phục hồi với tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 2024 tăng 8,8% nhờ lượng khách du lịch tăng mạnh và tiêu dùng cá nhân phục hồi.
Tuy nhiên, tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh... dư nợ cho vay tín dụng tiêu dùng tăng mạnh. Điển hình, tính đến cuối tháng 10/2024, tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đạt hơn 1 triệu tỷ đồng, tăng 6,3% so với cuối năm 2023 và 12% so với cùng kỳ. Trong đó, tín dụng cho vay mua, xây dựng, sửa chữa nhà để ở và nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất chiếm tỷ trọng cao nhất, với 660.000 tỷ đồng, tương đương 61,7% tổng dư nợ.
Giới chuyên gia nhận định, sang 2025, ngành thị trường tài chính tiêu dùng sẽ tiếp tục có nhiều vận hội mới để tăng trưởng, bứt phá mạnh mẽ khi ngân hàng thế giới (World Bank) mới đây nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm nay lên 6,6%, vượt Philippines (6,1%), Campuchia (5,5%), Indonesia (5,1%) và Thái Lan (2,9%). Qua đó, thu nhập hộ gia đình cải thiện sẽ thúc đẩy mạnh mẽ nhu cầu tài chính tiêu dùng.
Bên cạnh đó, đánh giá thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam giới chuyên gia cũng nhận định, đây là thị trường vẫn đang có nhiều triển vọng phát triển khi quy mô tín dụng tiêu dùng của Việt Nam mới đạt trên 10% GDP - con số thấp hơn rất nhiều so với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác như Hàn Quốc với hơn 40% GDP, Hồng Kông (Trung Quốc) với hơn 20%,...
Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ và cải cách cụ thể của Chính phủ trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng sẽ khuyến khích nhu cầu vay. Cụ thể, đối với các khoản vay dưới 100 triệu đồng, khách hàng không cần cung cấp phương án sử dụng vốn chi tiết. Thay vào đó, khách hàng chỉ cần chia sẻ thông tin cơ bản về mục đích vay và khả năng trả nợ của mình.
Kỷ nguyên tăng trưởng mới
Trước những điều kiện lý tưởng về chính sách và tiềm năng phát triển thị trường, các tổ chức tín dụng, công ty tiêu dùng đã chủ động cải tổ, áp dụng hệ thống công nghệ và chuyển đổi số mạnh mẽ hơn nhằm đón đầu “làn sóng” tăng trưởng mới của giai đoạn tiếp theo.
![Tăng trưởng rõ nét, thị trường tài chính tiêu dùng bước vào kỷ nguyên mới](https://media.kinhtetieudung.vn/images/2025/02/16/33-1739666532-3-620250215110036.jpg)
Đơn cử như tại Home Credit, thông qua việc đầu tư vào AI (trí tuệ nhân tạo) và Big Data (dữ liệu lớn), doanh nghiệp này đã số hóa toàn bộ quy trình vay vốn, từ đăng ký, phê duyệt đến hỗ trợ khách hàng. Ứng dụng di động Home App của Home Credit Việt Nam cũng được nâng cấp để mang tới trải nghiệm mượt mà, từ duyệt vay tức thì đến chatbot hỗ trợ 24/7.
Home Credit Việt Nam còn tích cực hợp tác với các sàn thương mại điện tử và nhà bán lẻ để xây dựng hệ sinh thái tài chính số toàn diện. Điều này không chỉ mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng, mà còn mang lại trải nghiệm liền mạch, từ ngoại tuyến đến trực tuyến.
Chính vì vậy, vừa qua, Home Credit Việt Nam vừa được The Global Economics vinh danh 2 giải thưởng danh giá quốc tế: "Nền tảng mua trước trả sau sáng tạo nhất" (Home PayLater) và "Ứng dụng di động tài chính tiêu dùng tốt nhất" (Home App), qua đó, thể hiện việc tổ chức này luộn tích cực ứng dụng công nghệ vào sản phẩm và dịch vụ, không ngừng ứng dụng công nghệ và tập trung vào quá trình chuyển đổi số để mang lại các giải pháp sáng tạo nhằm tăng cường trải nghiệm khách hàng,….
Đồng hành cùng các giải pháp công nghệ tiên tiến, Home Credit còn lắng nghe ngày càng sâu sát và tung ra loạt ưu đãi hấp dẫn, giúp chia nhỏ các khoản thanh toán như với chiến dịch "Tết nhà vô giá" đang áp dụng trên toàn quốc.
Khách hàng lần đầu vay tiền mặt qua ứng dụng sẽ được giảm ngay 600.000 đồng. Khách hàng mở thẻ tín dụng mới từ đầu tháng 12 và chi tiêu từ một triệu đồng sẽ nhận ngay 500.000 đồng điểm hoàn tiền. Khi quẹt thẻ mua sắm tại FPT Shop, CellphoneS, Traveloka, CGV, chủ thẻ cũng sẽ được giảm tối đa 400.000 đồng.
Ngoài ra, mỗi giao dịch thanh toán hóa đơn điện nước, chuyển đổi trả góp hoặc nạp tiền điện thoại qua ứng dụng Home Credit, khách hàng có cơ hội trúng hoàn tiền lên đến 100 triệu đồng và hơn 250.000 giải thưởng giá trị khác. Home Credit còn mang tới giải pháp quét mã QR mua trước trả sau (Home PayLater) với ưu đãi giảm tới 50.000 đồng tại nhiều hệ thống siêu thị và cửa hàng tiện lợi.
Đặc biệt, tổ chức tài chính này còn ra mắt MV Tết nhà là vô giá, kết hợp với Bùi Công Nam, truyền tải thông điệp về giá trị của gia đình và những khoảnh khắc đáng nhớ trong dịp Tết Nguyên đán. MV ra mắt từ 4/12, sau ba tuần hút hơn 3,5 triệu lượt xem, hơn 100.000 lượt bình luận trên các nền tảng.
Với những yếu tố thuận lợi nêu trên cùng giải pháp chấm điểm tín dụng được các cơ quan quản lý Nhà nước đẩy mạnh trong thời gian tới, giới chuyên gia đều dự báo thị trường cho vay tiêu dùng hứa hẹn sẽ vượt qua "vùng tối" lợi nhuận, bước vào chu kỳ tăng trưởng để cùng đất nước tự tin bước vào kỷ nguyên phát triển mới.