Dù chỉ là thị trường tiêu thụ tôm đứng thứ 5 của Việt Nam nhưng Australia được coi là thị trường tiềm năng, nhất là khi nhu cầu tiêu thụ tôm chế biến của thị trường này ngày một cao.
Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong 2 tháng đầu năm 2024 đạt 970 triệu USD, tăng 72,8% so với cùng kỳ năm 2023. Với kết quả này, Hiệp hội Rau quả Việt Nam kỳ vọng cả năm 2024 có thể đạt 6,5 - 7 tỷ USD, cao hơn so với mục tiêu đề ra.
Hoạt động sản xuất, xuất khẩu và đầu tư của Việt Nam đang có những dấu hiệu hồi sinh mạnh mẽ với các con số tăng trưởng ấn tượng. Đặc biệt, có 4 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 5 tỷ USD, chiếm 52,5% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Số liệu cập nhất mới nhất từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho thấy 2 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt 9,84 tỷ USD, tăng 50,3% so với cùng kỳ năm 2023. Qua đó đưa xuất siêu đạt 2,68 tỷ USD, tăng 2,9 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Từ những tín hiệu tích cực của năm qua, bước sang năm 2024, xuất khẩu rau quả của Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục lập kỷ lục mới, có thể vượt qua con số 6 tỷ USD, thậm chí tiến tới mốc 7 tỷ USD. Đây là động lực để đưa Việt Nam trở thành "cường quốc" xuất khẩu rau quả.
Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan vừa công bố, lũy kế từ ngày 1/1 đến hết ngày 14/2/2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt 82,56 tỷ USD, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm 2023.
Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, giá gạo xuất khẩu của nước ta đột ngột giảm mạnh. Tuy nhiên, xuất khẩu gạo năm 2024 vẫn lạc quan khi nhu cầu thế giới tăng nhưng nguồn cung không tăng nhiều.
Tháng 1/2024, Trung Quốc – HK đã trở thành thị trường NK thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Nhật, riêng mặt hàng tôm và cá tra Trung Quốc là thị trường lớn nhất trong tháng này, khi mà XK sang thị trường này tăng gấp gần 4 lần so với tháng 1/2023.
Nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước cơ hội và thách thức lớn trong quá trình hội nhập quốc tế. Nâng cao giá trị và xây dựng thương hiệu cho nông sản là chìa khóa để Việt Nam khẳng định vị thế trên bản đồ nông nghiệp thế giới.
Ngành chè Việt Nam đang có những chuyển biến tích cực trong xuất khẩu, với mức tăng trưởng chung trong năm 2023 và sự bứt phá ấn tượng tại thị trường Trung Quốc.
Việc 5 mặt hàng nông sản Việt Nam bị EU đưa vào diện kiểm soát khi xuất khẩu là hồi chuông cảnh tỉnh cho ngành nông nghiệp nước nhà. Nâng cao chất lượng và đảm bảo an toàn thực phẩm là yêu cầu cấp bách để giữ vững thị trường xuất khẩu quan trọng này.
Theo số liệu mới nhất, vừa được Tổng cục hải quan Trung Quốc (GACC) công bố, Việt Nam hiện có 876 mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói sầu riêng đủ điều kiện xuất khẩu vào quốc gia tỉ dân này. Trong đó, có 708 mã số vùng trồng được cấp phép.
Năm 2023 đã chứng kiến sự bứt phá của nhiều mặt hàng xuất khẩu Việt Nam, mang về nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước. Trong số đó, 5 "ông vua" xuất khẩu nổi bật là gạo, sầu riêng, cà phê, tôm và gỗ & sản phẩm gỗ.