Nền kinh tế trên toàn cầu chịu tác động như thế nào nếu FED tiếp tục tăng lãi suất?
Khi lạm phát ở Mỹ đã tăng lên mức cao nhất trong 40 năm, Cục Dự trữ liên bang (FED) đã phải tiếp tục tăng lãi suất để đối phó.
Vừa qua, FED đã tăng lãi suất lần thứ sáu kể từ tháng 3/2022, thông báo mức tăng thứ tư liên tiếp lên 0,75%, lần cao nhất kể từ năm 1994. Điều đó đã đưa lãi suất của FED từ 3,75% đến 4%.
Dự báo lãi suất mới nhất từ Fed cho thấy 11/18 thành viên Uỷ ban Thị trường mở (FOMC) – cơ quan quyết định chính sách tiền tệ của Fed - dự báo lãi suất cơ bản của đồng USD (Fed fund rates) sẽ tăng ít nhất 2 lần, mỗi lần tăng 0,25 điểm phần trăm và có thể vượt quá 5% vào đầu năm 2023.
Ngoài ra, Fed cũng cam kết tiếp tục giữ chính sách tiền tệ theo hướng hỗ trợ cho nền kinh tế trong thời gian trước mắt, nhằm thúc đẩy tăng trưởng và hồi phục thị trường việc làm.
Tuyên bố sau cuộc họp của Fed nói rằng triển vọng nền kinh tế Mỹ đã khởi sắc, với mức tăng trưởng có thể đạt 7% trong năm nay. Dù vậy, giới đầu tư ngạc nhiên và lo sợ khi thấy các quan chức Fed tính đến chuyện nâng lãi suất trong năm 2023, thay vì năm 2024 như dự tính trong các lần họp trước.
“Dự kiến nâng lãi suất hai lần trong năm 2023 cho thấy sự cứng rắn hơn dự kiến, và thị trường đã có phản ứng mạnh”, chuyên gia kinh tế trưởng Daniel Ahn thuộc BNP Paribas nhận định với hãng tin Reuters.
Với lạm phát tăng nhanh hơn dự báo và nền kinh tế khởi sắc mạnh mẽ, thị trường tài chính Mỹ thời gian qua đã tìm kiếm những dấu hiệu về thời điểm mà Fed có thể siết lại chính sách tiền tệ siêu lỏng lẻo đã triển khai suốt 2 năm qua để vực dậy tăng trưởng sau cú sốc mà Covid-19 gây ra. Chính sách siêu nới lỏng của Fed, ngoài mức lãi suất gần 0, còn có chương trình mua tài sản khổng lồ.
Phó Chủ tịch Fed Lael Brainard đã báo hiệu rằng ngân hàng trung ương có thể sẽ sớm giảm tốc độ tăng lãi suất. Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Christopher Waller hôm Chủ nhật cho biết Fed có thể xem xét giảm tốc độ tăng lãi suất trong cuộc họp tiếp theo nhưng điều đó không được coi là cam kết "làm dịu" lạm phát.
Dữ liệu tuần trước cho thấy lạm phát Mỹ đã hạ nhiệt mạnh hơn dự báo trong tháng 10/2022, với chỉ số CPI tăng 7.7%, thấp hơn mức 8.2% của tháng trước.
Báo cáo CPI càng củng cố thêm cho khả năng nâng 50 điểm cơ bản trong tháng 12/2022. Hiện các thành phần tham gia thị trường hợp đồng tương lai dự báo lãi suất của Fed sẽ chạm đỉnh quanh 4.9% vào giữa năm 2023.
Tại thị trường thế giới
Sự bi quan về viễn cảnh kinh tế trước mắt đang dần hiện rõ. Những động thái chống lạm phát của FED đã khiến thị trường nhà ở suy giảm nghiêm trọng. Nhiều người không dám xuống tiền mua nhà trả góp vì lãi vay thế chấp tăng cao.
Việc tăng lãi suất có độ trễ rất khó phân tích; hoặc do chuỗi cung ứng chậm chạp, ảnh hưởng từ cuộc chiến của Nga ở Ukraina. Hành động quyết liệt của FED không thể giải quyết được những điều này.
Một vấn đề khác được chỉ ra nằm ở thị trường lao động. Đây là thị trường vẫn có khả năng phục hồi đáng kể. Nhưng ở đó, viễn cảnh ngày càng trở nên tồi tệ. Thị trường việc làm dường như đang có dấu hiệu suy giảm: Số lượng tăng trưởng việc làm đã chạm mức 261.000 việc vào tháng 10 rồi lại giảm nhẹ.
Trong khi đó, mức tiền lương có tăng trưởng tăng nhẹ trong tháng 10.2022, với thu nhập trung bình hàng giờ tăng 0,4%, ở mức 32,58 USD; song năng suất của người lao động lại đang giảm với tốc độ nhanh nhất trong vòng 75 năm qua.
Các ngân hàng Trung Ương lớn trên thế giới đều đồng loạt tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát. Những động thái tưởng chừng tích cực đó lại vô hình trung khuếch đại lẫn nhau, càng khiến hệ thống tài chính toàn cầu bất ổn. Mối quan hệ Mỹ-Trung cũng đang căng thẳng dưới áp lực kinh tế và an ninh quốc gia.
Tại vùng Hạ Sahara châu Phi WB mô tả tình hình hiện nay giống với đầu thập niên 1980. Vào thời điểm đó, lãi suất toàn cầu tăng vọt và thương mại thế giới sụt giảm, làm bùng phát cuộc khủng hoảng nợ ở Mỹ Latin và gây ra làn sóng vỡ nợ.
Về phần châu Âu, lục địa già đang phải đối mặt với nguy cơ khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng vào mùa đông này, sau khi Nga ngừng cung cấp khí đốt tự nhiên qua đường ống Nord Stream 1.
Lạm phát đang khiến các hộ gia đình Mỹ chi thêm 445 đô la mỗi tháng để mua những món hàng giống như họ đã mua một năm trước.
Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ cho biết: Hôm thứ 5 vừa qua, giá tiêu dùng đã tăng 8,2% trong tháng 9 so với cùng tháng năm 2021. Tỷ lệ đó giảm từ 9,1% vào tháng 6 , đánh dấu mức cao nhất gần đây, nhưng vẫn gần mức cao nhất kể từ đầu những năm 1980 .
Tại thị trường Việt Nam
Ông Andrew Jeffries - Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho rằng; Kinh tế Việt Nam vẫn khá là khoẻ mạnh trong môi trường như hiện nay, tất nhiên các yếu tố rủi ro cũng vẫn cần được cân nhắc. Nhưng Việt Nam đang có điều kiện vượt bão khá tốt so với những quốc gia láng giềng thuộc Đông Nam Á. Về tỷ lệ lạm phát, ngân hàng ADB dự báo đến cuối năm tỷ lệ lạm phát chỉ là 3,8%. Mức nợ công cũng tương đối thấp, chỉ chiếm 43% GDP.
Việt Nam đã có thể huy động vốn đáng kể thông qua thị trường trái phiếu trong nước bằng nội tệ. Đồng nội tệ Việt Nam đồng cũng khá là bình ổn. Việt Nam là nước xuất khẩu lương thực ròng, tức là Việt Nam hưởng lợi khi giá thực phẩm tăng tại các quốc gia châu Âu và Mỹ.
Theo thống kê, có tới hơn 70% hợp đồng mua bán quốc tế của Việt Nam là được thanh toán bằng đồng USD. Do đó, bất cứ biến động nào của tỷ giá cũng đều tác động trực tiếp lên doanh nghiệp có hoạt động mua bán với nước ngoài.
Theo Ngân hàng Nhà nước, trong quý III/2022, tỷ giá và thị trường ngoại tệ chịu nhiều áp lực do thị trường quốc tế diễn biến phức tạp, khó lường, nguy cơ suy thoái gia tăng… Trước bối cảnh hiện tại, tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam so với USD đã tăng tới 7% so với cuối năm 2021 (tức đồng VND đã mất giá 7%).
Tuy nhiên đây cũng là diễn biến chung của các đồng tiền trên thế giới so với USD và thực tế đồng Việt Nam đang mất giá ít hơn.
Hoạt động sản xuất của Việt Nam phụ thuộc lớn vào nguyên vật liệu nhập khẩu với tỷ lệ 37% của toàn nền kinh tế; 50,98% của khu vực công nghiệp chế biến, chế tạo. Tỷ lệ nguyên vật liệu nhập khẩu có tổng chi phí nguyên vật liệu càng cao, chịu tác động càng lớn.
Trong đó sản xuất của một số ngành phụ thuộc rất lớn như: Sợi, vải dệt thoi, sản phẩm dệt hoàn thiện phụ thuộc đến 80,75%; trang phục các loại 70,1%; sản phẩm linh kiện điện tử, máy tính 78%; thiết bị truyền thông 70,45%; da, lông thú và các sản phẩm liên quan 65,1%; Plastic và cao su 68,61%; thuốc các loại, hoá dược và dược liệu 49,11%; thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản 31,61…
Khu vực chế biến, chế tạo đóng vai trò là động lực tăng trưởng của nền kinh tế phụ thuộc đến 50,98% vào nguyên vật liệu nhập khẩu sẽ chịu tác động rất lớn, tăng trưởng của khu vực này sẽ chậm lại, làm giảm tốc độ tăng GDP của toàn nền kinh tế.
Ngoài ra, sau đại dịch, khu vực doanh nghiệp đang gặp khó khăn về chi phí nguyên vật liệu và logistic tăng cao; thiếu vốn và lao động; các rào cản về thể chế, chính sách; lãi suất, tỷ giá tăng.
Kinh tế thế giới có nhiều biến động, với sự đảo chiều chính sách tiền tệ theo hướng thắt chặt của các quốc gia, phía Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường phân tích và dự báo để lường trước được diễn biến của thị trường tài chính, tiền tệ thế giới, điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, chắc chắn, chủ động, linh hoạt, phối hợp với chính sách tài khoá nhằm ổn định giá cả, kiểm soát lạm phát.
Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị; sự chung sức, đồng lòng của Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp; sự hỗ trợ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế, tình hình kinh tế - xã hội nước ta 10 tháng tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực.
Cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng bình quân 10 tháng tăng 2,89%. Thu ngân sách nhà nước đạt 103,7% dự toán, tăng 16,2% so với cùng kỳ. Vốn FDI thực hiện đạt 17,45 tỷ USD, tăng 15,2%. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt 616 tỷ USD, tăng 14,1%, xuất siêu 9,4 tỷ USD. Xuất khẩu nông sản đạt 45 tỷ USD và xuất khẩu gạo trên 6 triệu tấn.
Sản xuất công nghiệp tăng 9%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 20,2%. Trên 178 nghìn doanh nghiệp được thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 58,3% so với cùng kỳ.