0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 09/09/2024 14:35 (GMT+7)

Mường Lát (Thanh Hóa): Yêu cầu Công ty Chung Nguyên khôi phục lại hiện trạng ban đầu của đất

Theo dõi KT&TD trên

Ngoài việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Đầu tư Chung Nguyên (Công ty Chung Nguyên) hơn 65 triệu đồng, UBND huyện Mường Lát (Thanh Hóa) yêu cầu phải khôi phục lại hiện trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại phần đất đã lấn chiếm theo quy định.

Mường Lát (Thanh Hóa): Yêu cầu Công ty Chung Nguyên khôi phục lại hiện trạng ban đầu của đất
Với hành vi vi phạm tại mỏ đá của Công ty Chung Nguyên đã bị xử phạt hơn 65 triệu đồng, yêu cầu khôi phục lại hiện trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại phần đất chiếm.

Như Báo điện tử Xây dựng đã có bài viết: “Mường Lát (Thanh Hóa): Nhiều sai phạm tại mỏ đá vôi của Công ty Cổ phần Đầu tư Chung Nguyên” phản ánh về việc Công ty Chung Nguyên đã có hành vi lấn chiếm đất, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, khai thác đá không đúng với phương pháp khai thác đá quy định trong giấy phép, tại mỏ đá vôi núi Pa Lầu, xã Tam Chung, huyện Mường Lát.

Sau nhiều tháng phản ánh, mới đây UBND huyện Mường Lát đã ban hành Quyết định số 1669/QĐ-XPHC xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với Công ty Chung Nguyên, có địa chỉ trụ sở chính: Khu 4 - thị trấn Mường Lát, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa, do ông Đỗ Hữu Chung làm người đại diện pháp luật. Địa chỉ xảy ra vi phạm: Mỏ khai thác đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường tại bản Lát, xã Tam Chung, huyện Mường Lát.

Đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính: Chiếm đất nông nghiệp (đất trồng lúa) để làm khai trường mỏ đá tại khu vực nông thôn mà không được cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai cho phép với diện tích 4.083,1m2 tại các thửa đất sau: 372, 369, 371, 370, 364, 366, 368, 363, 365, 356 của Tờ bản đồ số 318, Bản đồ địa chính xã Tam Chung đo đạc năm 2009. Căn cứ quy định tại: Điểm a Khoản 2, Điều 3; Điểm d, khoản 3 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; Nghị định 04/2022/NĐ-CP ngày 06/01/2022 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung quy định “Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1ha đến dưới 0,5ha”.

Buộc Công ty Chung Nguyên phải khôi phục lại hiện trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại phần đất chiếm được quy định tại điểm a, khoản 7, Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ trong thời hạn 60 ngày. Công ty Chung Nguyên phải nộp số tiền 10.255.113 đồng là số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm được quy định tại điểm d, khoản 7, Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Chung Nguyên là 65.255.113 đồng.

Công ty Chung Nguyên phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt này. Nếu quá thời hạn mà Công ty Chung Nguyên không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định này Công ty Chung Nguyên phải nộp số tiền trên vào Kho bạc Nhà nước huyện Mường Lát hoặc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Mường Lát.

Bạn đang đọc bài viết Mường Lát (Thanh Hóa): Yêu cầu Công ty Chung Nguyên khôi phục lại hiện trạng ban đầu của đất. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
“VinFast chơi lớn số 2 không ai là số 1”
Trên hành trình từ số 0 đến số 1, VinFast liên tục khiến thị trường “choáng” không chỉ bởi những kỷ lục về đơn đặt cọc, doanh số mà còn vì những lần tri ân hào phóng cùng các chính sách hậu mãi chưa từng có tiền lệ.

Tin mới

Trái phiếu xanh: 'Cuộc chơi' đang nóng dần lên
Theo các chuyên gia FiinRatings, thị trường trái phiếu xanh đã sôi động trở lại trong 10 tháng năm 2024. Tuy nhiên, để có thể bắt kịp các thị trường trái phiếu xanh khác trong khu vực, các chuyên gia cho rằng vẫn cần có thêm nhiều chính sách hỗ trợ cho kênh huy động vốn này.