0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 18/01/2023 07:38 (GMT+7)

Lao động bị mất việc, giảm việc làm được hỗ trợ 1-3 triệu đồng

Theo dõi KT&TD trên

Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đã ban hành gói hỗ trợ cho lao động mất việc, giãn việc trong các doanh nghiệp, hợp tác xã với các mức chi trả từ 1-3 triệu đồng/người. Nguồn kinh phí được trích từ công đoàn.

Mất việc từ ngày 1/10/2022 đến 31/3/2023 sẽ được nhận hỗ trợ

Người lao động bị giảm việc, ngừng việc, mất việc từ ngày 1/10/2022 đến 31/3/2023 sẽ được nhận hỗ trợ 1-3 triệu đồng từ kinh phí công đoàn.

Cụ thể, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa ban hành Nghị quyết về việc hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng.

Lao động bị mất việc, giảm việc làm được hỗ trợ 1-3 triệu đồng - Ảnh 1
Người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng được hỗ trợ một lần với mức từ 1-3 triệu đồng. (Ảnh minh họa)

Theo đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyết định hỗ trợ 1-3 triệu đồng với người lao động bị giảm giờ làm, bị hoãn thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng lao động từ ngày 1/10/2022 đến 31/3 /2023.

Đồng thời, người được hỗ trợ phải có thu nhập một tháng bất kỳ bằng hoặc thấp hơn lương tối thiểu vùng. Đối tượng có mức hỗ trợ cao nhất là 3 triệu đồng/người dành cho người lao động là đoàn viên công đoàn bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Với mỗi trường hợp, người lao động được chi trả hỗ trợ một lần bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nêu rõ, việc hỗ trợ bảo đảm đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để xảy ra lợi dụng, trục lợi trong quá trình thực hiện. Mỗi đoàn viên công đoàn, người lao động được nhận hỗ trợ một lần bằng tiền.

Nghị quyết nêu rõ nhóm đối tượng được hỗ trợ, gồm:

Nhóm một, là người lao động là đoàn viên công đoàn làm việc theo chế độ hợp đồng lao động bị giảm thời gian làm việc hàng ngày, giảm số ngày làm việc trong tuần hoặc trong tháng (trừ trường hợp giảm thời gian làm thêm giờ) hoặc bị ngừng việc từ 14 ngày trở lên, có thu nhập của một tháng bất kỳ bằng hoặc thấp hơn mức lương tối thiểu vùng thì được hỗ trợ 1 triệu đồng/người.

Nhóm hai, là người lao động là đoàn viên công đoàn có thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động từ 30 ngày liên tục trở lên (trừ trường hợp người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương vì lý do cá nhân), tính từ ngày 1/10/2022 đến hết ngày 31/3/2023 và thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời điểm trên được hỗ trợ 2 triệu đồng/người.

Nhóm ba, là người lao động là đoàn viên công đoàn chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian từ ngày 1/10/2022 đến hết ngày 31/3/2023 (trừ trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, bị xử lý kỷ luật sa thải, thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc, hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng) nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp được hỗ trợ 3 triệu đồng/người.

Trường hợp, người lao động không là đoàn viên công đoàn được hưởng mức hỗ trợ bằng 70% so với mức hỗ trợ đối với người lao động là đoàn viên công đoàn.

Trường hợp không phải đoàn viên công đoàn nhưng là lao động nữ từ đủ 35 tuổi trở lên, lao động nữ đang mang thai, người lao động đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 6 tuổi (chỉ hỗ trợ cho 1 người là mẹ hoặc cha hoặc người chăm sóc thay thế trẻ em) thì được hưởng mức hỗ trợ như đoàn viên công đoàn.

Thời hạn tiếp nhận hồ sơ chậm nhất đến hết ngày 31/3/2023, hoàn thành thủ tục hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn, người lao động chậm nhất trong ngày 30/5/2023.

Bạn đang đọc bài viết Lao động bị mất việc, giảm việc làm được hỗ trợ 1-3 triệu đồng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nâng cao vai trò của kinh tế tư nhân trước thông tin thuế đối ứng của Hoa Kỳ
Trước những biến động từ chính sách thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ, khu vực kinh tế tư nhân cần phát huy mạnh mẽ vai trò động lực tăng trưởng, không chỉ để thích ứng mà còn tạo bước bứt phá trong tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam theo hướng tự chủ, bền vững và ít phụ thuộc hơn vào các thị trường lớn.
Đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn
Chiều 8/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với Hội đồng Tư vấn chính sách nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân để triển khai thực hiện Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị.
Nghị quyết 68: Trao quyền lực mới cho kinh tế tư nhân
Lần đầu tiên trong lịch sử, kinh tế tư nhân được xác định là "động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân". Nghị quyết 68-NQ/TW được xem là bước ngoặt về tư duy phát triển, gỡ bỏ định kiến còn tồn tại với khu vực kinh tế tư nhân, đồng thời mở ra những cam kết mới mạnh mẽ của Nhà nước

Tin mới

Không thu thuế với máy điều hoà có công suất nhỏ hơn 18.000 BTU và trên 90.000 BTU
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với đề xuất của Chính phủ để chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng quy định điều hòa nhiệt độ có công suất trên 18.000 BTU đến 90.000 BTU thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (không thu thuế với máy điều hoà có công suất nhỏ hơn 18.000 BTU và trên 90.000 BTU).
Nâng cao vai trò của kinh tế tư nhân trước thông tin thuế đối ứng của Hoa Kỳ
Trước những biến động từ chính sách thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ, khu vực kinh tế tư nhân cần phát huy mạnh mẽ vai trò động lực tăng trưởng, không chỉ để thích ứng mà còn tạo bước bứt phá trong tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam theo hướng tự chủ, bền vững và ít phụ thuộc hơn vào các thị trường lớn.