0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ tư, 17/07/2024 06:52 (GMT+7)

Làm thế nào để đảm bảo lợi ích cho người dân tầng 1 khi cải tạo chung cư?

Theo dõi KT&TD trên

Góp ý cho dự thảo Nghị định cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, nhiều chuyên gia cho rằng cần phải xây dựng quy hoạch đặc thù nhằm đảm bảo lợi ích cho các hộ dân sinh sống và kinh doanh ở tầng 1.

Làm thế nào để đảm bảo lợi ích cho người dân tầng 1 khi cải tạo chung cư?
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo ưu tiên phương án người dân tự thỏa thuận với doanh nghiệp để thực hiện dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư. (Ảnh: Dịch Phong)

Một trong những vấn đề lớn nhất khi cải tạo các khu chung cư cũ là đảm bảo hài hòa lợi ích cho người dân, doanh nghiệp và Nhà nước. Trong đó, vướng mắc khó giải quyết nhất vẫn là đảm bảo lợi ích cho các hộ gia đình sinh sống và kinh doanh, buôn bán ở tầng 1 các khu chung cư.

Đại diện của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết, trên thực tế có rất nhiều trường hợp không thể thực hiện cải tạo, xây dựng lại chung cư vì các hộ dân sống ở tầng 1 không đồng ý thoả thuận với chủ đầu tư. Họ không chấp nhận phương án không được bố trí lại nơi ở tại tầng 1 khi chuyển đến nơi ở mới.

“Nếu phải chuyển đến nơi ở mới thì chúng tôi không biết làm gì để kiếm sống vì không còn được kinh doanh như ngày trước”, một người dân sống ở tầng 1 của một khu chung cư cũ tại phường Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy) chia sẻ.

Theo khảo sát của phóng viên Báo điện tử Xây dựng, hầu hết các hộ dân sống ở tầng 1 đều muốn được chủ động trao đổi và thỏa thuận trực tiếp với chủ đầu tư về mức bồi thường, hỗ trợ khi tiến hành cải tạo. Đối với vấn đề này, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, cần thiết phải xây dựng cơ chế đặc thù cho phép người dân tự thỏa thuận với chủ đầu tư.

Làm thế nào để đảm bảo lợi ích cho người dân tầng 1 khi cải tạo chung cư?
Tầng 1 các chung cư cũ đều có hoạt động kinh doanh nên cần cơ chế đặc thù để đảm bảo lợi ích cho người dân khi cải tạo, xây dựng lại. (Ảnh: TL)

Đồng tình với đề xuất trên, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu, dự thảo Nghị định cần quy định rõ 2 trường hợp dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư sẽ thực hiện tái định cư tại chỗ, hoặc thu hồi, tái định cư theo pháp luật về đất đai. Đối với trường hợp tái định cư tại chỗ sẽ không áp dụng cơ chế bồi thường, tái định cư mà phải là tạm cư và quy đổi.

Trong đó, Phó Thủ tướng đã nhấn mạnh việc dự thảo Nghị định phải ưu tiên các hộ dân ở tầng 1 được mua, thuê diện tích ở tầng 1 để ở và kinh doanh. Ngoài ra, cơ quan soạn thảo Nghị định cũng phải lưu ý xây dựng bộ tiêu chí xác định hệ số quy đổi diện tích chỗ ở tại chung cư cũ sang chung cư mới nhằm đảm bảo lợi ích cho người dân.

“Nghị định phải ưu tiên phương án người dân tự thỏa thuận với doanh nghiệp để thực hiện dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư. Tuy nhiên, cơ quan quản lý nhà nước vẫn phải giám sát nhằm bảo đảm quyền lợi của người dân khi phê duyệt chấp thuận chủ trương đầu tư dự án”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo số liệu thống kê của Bộ Xây dựng, hiện nay cả nước có trên 2.500 nhà chung cư cũ được xây dựng từ trước năm 1994 với hơn 100.000 hộ dân sinh sống. Trong đó, Hà Nội có khoảng 1.579 tòa nhà và Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 500 tòa nhà.

Bạn đang đọc bài viết Làm thế nào để đảm bảo lợi ích cho người dân tầng 1 khi cải tạo chung cư?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.

Tin mới

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.