0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ ba, 28/02/2023 15:21 (GMT+7)

Kinh tế Việt Nam trong năm 2023: Hứng khởi song nhiều thách thức

Theo dõi KT&TD trên

2023 có thể là một năm với những cơ hội tuyệt vời để củng cố tầm quan trọng của Việt Nam với tư cách là nền kinh tế mạnh trong khu vực – dự đoán của chuyên gia RMIT.

Kinh tế Việt Nam trong năm 2023: Hứng khởi song nhiều thách thức
Tiến sỹ Daniel Borer (trái) và Tiến sỹ Hà Thị Cẩm Vân (phải).

Dự báo lãi suất và lạm phát

Chiến sự Ukraine-Nga vẫn tiếp diễn và giá năng lượng tiếp tục không ổn định sẽ tác động đến giá cả trong nước vì các sản phẩm mà Việt Nam nhập khẩu.

“Mức tiêu thụ nội địa chưa chắc tăng đáng kể trong năm nay nên cũng sẽ góp phần làm giảm áp lực lên giá cả”, Tiến sỹ Daniel Borer, Quyền chủ nhiệm chương trình Kinh doanh toàn cầu, Đại học RMIT (Australia), bình luận.

Tuy nhiên, lạm phát trong năm nay có thể vẫn tăng do khả năng tiền đồng sẽ mất giá mạnh hơn khi dòng vốn có thể chảy khỏi Việt Nam, tìm cách hưởng lợi từ việc tăng lãi suất bằng các loại tiền tệ khác như Euro hoặc đô la Mỹ.

“Điều này sẽ khiến hàng hóa nhập khẩu, vốn là một phần trong giỏ hàng tiêu dùng của các hộ gia đình trung bình ở Việt Nam, trở nên đắt đỏ hơn”, Tiến sỹ Borer bổ sung.

Tiến sỹ Hà Thị Cẩm Vân, điều phối viên môn Kinh tế vĩ mô tại Đại học RMIT Việt Nam, chia sẻ rằng xu hướng này có thể được bù trừ do việc tăng lãi suất trong nước đang diễn ra và dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên tới 15% đối với tiền gửi cố định/có kỳ hạn tại các ngân hàng tư nhân.

“Tăng lãi suất trong năm nay sẽ tiếp tục gây áp lực lên thị trường bất động sản, khi nhu cầu đang giảm dần do lãi suất thế chấp tăng”, bà Vân nói.

Vì bên bán sẽ chậm điều chỉnh giá xuống do nhu cầu giảm, các nhà đầu tư bất động sản có thể nên đợi đến quý II năm 2023 để được lợi với vị thế thương lượng tốt hơn. Hai chuyên gia kỳ vọng rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục duy trì tỉ lệ lạm phát dưới 5% trong năm nay, giúp góp phần vào thành công trong việc bình ổn giá.

Kinh tế Việt Nam trong năm 2023: Hứng khởi song nhiều thách thức
Môi trường kinh tế đáng tin cậy, an toàn, “xanh” và ổn định là chìa khóa cho tăng trưởng bền vững trong tương lai (Ảnh: Pexel).

Tỉ giá hối đoái, thương mại và FDI

Giữ giá cả ổn định cũng sẽ giúp tỉ giá hối đoái bớt mất giá. Một mô hình dự báo đơn giản chỉ ra rằng chênh lệch lạm phát của các loại tiền tệ thể hiện sự thay đổi dự kiến trong tỉ giá hối đoái.

Tiến sỹ Borer chia sẻ rằng trong khi mối quan hệ này đúng trong dài hạn thay vì theo từng năm, lạm phát trung bình của tiền đồng sẽ hạn chế áp lực mất giá của đồng nội tệ.

“Nhìn lại 20 năm qua, hàng năm tiền đồng lạm phát 4,3%, cao hơn so với đô la Mỹ, điều đó có nghĩa tiền đồng sẽ dần mất giá so với đô la Mỹ”, Tiến sỹ Borer phân tích.

Do đó, để tạo ra môi trường thương mại ổn định hơn và giảm bớt sự bấp bênh của thị trường, Tiến sỹ Borer và Tiến sỹ Vân đề xuất nên áp dụng biên độ giảm giá dần 3-4% cho tiền đồng so với đô la Mỹ. Hệ thống này hứa hẹn mang lại sự ổn định và thúc đẩy xuất khẩu cho Việt Nam.

Tiến sỹ Vân giải thích: “Lĩnh vực xuất khẩu cần đến bất kỳ sự hỗ trợ nào mà họ có thể tiếp cận, vì các thị trường xuất khẩu chính, cụ thể là Mỹ với 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và cả EU, vừa bước vào thời kỳ suy thoái. Mặc dù có thể chưa bước vào suy thoái song Trung Quốc, khách hàng xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, cũng không trong trạng thái tốt trong năm 2023”.

“Kim ngạch xuất khẩu đã tăng trưởng mạnh vào năm 2022 (tăng 10,6% so với năm 2021), trong đó hải sản và dệt may đạt mức cao kỷ lục, nhưng nhiều khả năng năm nay sẽ không được như vậy”.

FDI cũng tăng trong năm 2022 với vốn thực hiện đạt gần 22,4 tỷ USD, mức cao nhất trong năm năm qua. Các nước đầu tư chính là Singapore, Hàn Quốc và Nhật Bản - những đối tác trong khu vực đang tận dụng lợi thế nhân công giá rẻ của Việt Nam.

Tiến sỹ Borer nhấn mạnh rằng, mặc dù điều này hấp dẫn trong ngắn hạn và trung hạn, một nền kinh tế đang phát triển cuối cùng sẽ chuyển thành GDP bình quân đầu người cao hơn, kéo theo chi phí lao động cao hơn.

“Điều này là cần kíp và phản ánh rằng của cải của người dân đang tăng. Do đó, đã đến lúc Việt Nam cần nghiêm túc xác định và xây dựng thế mạnh ở các khía cạnh khác ngoài việc mức lương thấp”.

Xây dựng môi trường kinh tế đáng tin cậy, an toàn, “xanh” và ổn định sẽ là chìa khóa cho sự tăng trưởng bền vững trong tương lai, thu hút FDI bất chấp việc mức lương trong nước tăng lên.

Để đạt được mục tiêu này, Tiến sỹ Vân gợi ý, cần tập trung vào: chống tham nhũng ở tất cả các cấp; tăng tính minh bạch của các quyết định chính sách; tăng cường các nỗ lực về môi trường.

“Tham nhũng làm giảm động lực đầu tư FDI vì nhà đầu tư không chắc chắn về chi phí đầu tư trong tương lai cũng như các quy định luật pháp và tài sản”, Tiến sỹ Vân nói.

Ở khu vực châu Á, các quốc gia/vùng lãnh thổ ít tham nhũng nhất là Singapore, Hồng Kông, Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc. Đây cũng là những quốc gia giàu có nhất trong khu vực. “Thông điệp ở đây rất rõ ràng – cần phải loại bỏ tham nhũng hoàn toàn”, Tiến sỹ Vân bổ sung.

Thêm vào đó, tăng cường tính minh bạch, chẳng hạn như đã đề cập trước đó với tỉ lệ mất giá tiền tệ được quy định rõ, sẽ giúp Việt Nam trở thành một đối tác thương mại đáng tin cậy hơn.

Cuối cùng, theo Tiến sỹ Borer, người tiêu dùng nước ngoài đang trở nên nhạy cảm hơn và thắc mắc về mức độ thân thiện hoặc không thân thiện với môi trường của các sản phẩm họ mua. Với 53% năng lượng đến từ các nhà máy điện than, Việt Nam vẫn còn một chặng đường dài trên hành trình trở nên thân thiện với môi trường. Trong tương lai gần, những khía cạnh như vậy sẽ cản trở FDI.

Tiến sỹ Borer cũng chia sẻ: “Bất kỳ phương án nào để giảm tiêu thụ năng lượng cũng như làm cho năng lượng xanh hơn đều cần được khai phá. Một nội dung quan trọng cần đưa vào chương trình hành động là xây dựng hệ thống giao thông công cộng tốc độ cao (MRT) để giảm việc sử dụng phương tiện cá nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội”.

Hơn nữa, cần quan tâm xây dựng hệ thống tàu chở hàng quốc gia để giảm phụ thuộc vào xe tải, giúp giảm tắc nghẽn giao thông cũng như giúp sản phẩm từ Việt Nam thân thiện hơn với môi trường.

“Ngay cả những khuyến nghị về chính sách như thay đổi múi giờ thành GMT+8, dù có vẻ thái quá, cũng sẽ giúp giảm mức sử dụng năng lượng và giúp Việt Nam xích lại gần hơn với các đối tác thương mại chính trong khu vực”, Tiến sỹ Borer nói.

Thùy Dung – Ánh Dương

Bạn đang đọc bài viết Kinh tế Việt Nam trong năm 2023: Hứng khởi song nhiều thách thức. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Thu chi minh bạch với tính năng Quỹ nhóm trên App HDBank
Tập hợp những tiện ích tối ưu như góp và rút quỹ, lịch sử thu chi, thông báo khi có biến động số dư, mời và xóa thành viên tham gia tiện lợi, tính năng Quỹ nhóm của App HDBank là lựa chọn của nhiều khách hàng khi mở quỹ nhóm.
HoREA: Đề xuất chỉ áp thuế 6% với doanh nghiệp làm nhà ở xã hội cho thuê
Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản góp ý sửa đổi, bổ sung một số điều của Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Đáng chú ý, trong đó, HoREA đề xuất doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội chỉ để cho thuê được áp dụng thuế suất 6% thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tăng trưởng tín dụng: 'Nóng' vì phập phù
Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến 28/6, tín dụng tăng 6%, đến cuối tháng 7 chỉ còn 5,66% nhưng đến 14/8 lại đạt 6,11%. Sự trồi sụt bất thường này cho thấy tăng trưởng tín dụng có rất nhiều vấn đề.

Tin mới

Viettel là nhà mạng đầu tiên khôi phục hoàn toàn kết nối vùng biển đảo bị ảnh hưởng bởi bão số 3
 Ngày 17/9, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) khôi phục mạng di động chất lượng như trước bão cho chính quyền, quân đội, hàng trăm nghìn người dân trên đảo và ngư dân trên biển tại các huyện đảo, xã đảo Quảng Ninh, Hải Phòng bị ảnh hưởng bởi bão số 3.
Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.