0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 06/01/2023 10:28 (GMT+7)

Kinh Bắc (KBC) muốn mua lại 50 triệu CP quỹ nhằm giảm vốn điều lệ

Theo dõi KT&TD trên

Mục đích mua lại cổ phiếu quỹ của Kinh Bắc là nhằm giảm vốn điều lệ. Nguồn vốn thực hiện mua lại từ thặng dư vốn cổ phần, tương ứng gần 2.743 tỷ đồng (theo báo cáo tài chính riêng đã soát xét tại ngày 30/9/2022).

Kinh Bắc (KBC) muốn mua lại 50 triệu CP quỹ nhằm giảm vốn điều lệ - Ảnh 1

Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC – sàn HOSE) vừa thông qua Nghị quyết HĐQT về phương án triển khai chi tiết mua trước 50 triệu cổ phiếu quỹ.

Thời gian giao dịch dự kiến trong quý I-II/2023, sau khi được UBCK thông báo về việc nhận được tài liệu báo cáo đăng ký mua lại cổ phiếu. Thời gian giao dịch tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày bắt đầu thực hiện giao dịch.

Mục đích mua lại cổ phiếu quỹ của Kinh Bắc là nhằm giảm vốn điều lệ. Nguồn vốn thực hiện mua lại từ thặng dư vốn cổ phần, tương ứng gần 2.743 tỷ đồng (theo báo cáo tài chính riêng đã soát xét tại ngày 30/9/2022).

Mới đây, đơn vị đã thông qua chấp thuận sử dụng tài sản đảm bảo là số dư tiền gửi của Tổng công ty tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Ngô Quyền (Vietinbank Ngô Quyền) với giá trị 285 tỷ đồng cho nghĩa vụ trả nợ của công ty con là CTCP Khu công nghiệp Sài gòn - Hải Phòng vay vốn để hợp tác đầu tư dự án Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh Cơ sở hạ tầng KCN Nhơn Hội (Khu A) tỉnh Bình Định.

Tính tới 30/9/2022, Kinh Bắc đang sở hữu 86,54% vốn điều lệ tại CTCP Khu công nghiệp Sài gòn - Hải Phòng, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng và kinh doanh bất động sản.

Về hoạt đông kinh doanh, trong quý III/2022 ghi nhận doanh thu đạt 203,23 tỷ đồng, giảm 37,4% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 1.936,23 tỷ đồng, tăng 1.995,52 tỷ đồng so với cùng kỳ (cùng kỳ lỗ 59,29 tỷ đồng). Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ 48,9% về còn 47,9%.

Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 38,8% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 61,61 tỷ đồng về 97,3 tỷ đồng; doanh thu tài chính tăng 127,6%, tương ứng tăng thêm 46,71 tỷ đồng lên 83,33 tỷ đồng; chi phí tài chính giảm 20,8%, tương ứng giảm 37,09 tỷ đồng về 140,83 tỷ đồng; lãi công ty liên doanh, liên kết ghi nhận 1.997,23 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 0,99 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 44,3%, tương ứng tăng thêm 23,17 tỷ đồng lên 75,45 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm, Kinh Bắc ghi nhận doanh thu đạt 1.288,53 tỷ đồng, giảm 58,1% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 2.136,51 tỷ đồng, tăng 191,4% so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy, lợi nhuận quý III tăng chủ yếu do lãi từ công ty liên doanh, liên kết. Được biết, Công ty có lý giải nguyên nhân lợi nhuận tăng do công ty ghi nhận thu nhập từ chênh lệch giữa phần sở hữu trong tài sản thuần của bên bị mua và giá phí hợp nhất kinh doanh.

Trong năm 2022, Kinh Bắc đặt kế hoạch kinh doanh với tổng doanh thu 9.800 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 4.500 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 9 tháng đầu năm, Công ty hoàn thành 47,5% kế hoạch lợi nhuận năm.

Tính tới 30/9/2022, tổng tài sản của Công ty tăng 9,1% so với đầu năm lên 33.375,4 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tồn kho đạt 11.982,8 tỷ đồng, chiếm 35,9% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn đạt 10.769,3 tỷ đồng, chiếm 32,3% tổng tài sản; đầu tư tài chính dài hạn đạt 4.164,5 tỷ đồng, chiếm 12,5% tổng tài sản và các khoản mục khác.

Bạn đang đọc bài viết Kinh Bắc (KBC) muốn mua lại 50 triệu CP quỹ nhằm giảm vốn điều lệ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tinh thần khởi nghiệp Việt: Mạch sống của kinh tế tư nhân
Giữa dòng chảy không ngừng của nền kinh tế thị trường, tinh thần khởi nghiệp tại Việt Nam đang trỗi dậy mạnh mẽ, khẳng định vai trò như một mạch sống thiết yếu, nuôi dưỡng và thúc đẩy sự phát triển năng động của khu vực kinh tế tư nhân.
Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp - Vàng thật sợ gì lửa!
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân quy định số lần kiểm tra tại doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (nếu có) không được quá 1 lần/ năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng.
Khi tư nhân dấn thân vào giấc mơ hạ tầng quốc gia
Chúng ta đã quen với việc tư nhân làm khu công nghiệp, làm khu đô thị, làm ô tô, xe điện… Nhưng khi một doanh nghiệp đề xuất xây dựng đường sắt cao tốc Bắc – Nam, một dự án mang tầm vóc chiến lược quốc gia – thì phản ứng đầu tiên thường là ngờ vực...

Tin mới

Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.
Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tổng tiến công buôn lậu, hàng giả; xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực không vùng cấm, không ngoại lệ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5 2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.
Báo chí & kinh tế tư nhân: Góc nhìn từ Nghị quyết 68
Theo Nghị quyết số 68-NQ/TW, vai trò của Báo chí không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin mà còn là động lực quan trọng định hướng dư luận, tạo niềm tin và khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, góp phần đưa nền kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ.