0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 03/01/2023 18:24 (GMT+7)

Kinh Bắc (KBC) chuẩn bị nhận hơn 1.000 tỷ đồng cổ tức từ công ty con

Theo dõi KT&TD trên

CTCP KCN Sài Gòn – Hải Phòng hiện đang là công ty con của KBC, hiện KBC đang sở hữu 86,54% vốn cổ phần, tương ứng 3,6 triệu cổ phiếu, vừa có thông báo về việc chia cổ tức.

Kinh Bắc (KBC) chuẩn bị nhận hơn 1.000 tỷ đồng cổ tức từ công ty con - Ảnh 1

Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc – CTCK (KBC – sàn HOSE) vừa có thống báo liên quan đến việc nhận cổ tức từ CTCP KCN Sài Gòn – Hải Phòng.

Theo đó, CTCP KCN Sài Gòn – Hải Phòng hiện đang là công ty con của KBC, hiện KBC đang sở hữu 86,54% vốn cổ phần, tương ứng 3,6 triệu cổ phiếu, vừa có thông báo về việc chia cổ tức.

Theo đó, công ty con này sẽ thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 330%, tức cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được nhận 330.000 đồng. Thời gian thanh toán dự kiến từ ngày 30/1/2023. Như vậy, với việc sở hữu hơn 86%, công ty mẹ là Kinh Bắc sẽ nhận được 1.188 tỷ đồng từ việc KCN Sài Gòn – Hải Phòng chia cổ tức trong đợt này.

Tính đến cuối tháng 9/2022, Kinh Bắc có 17 công ty con, trong đó có 9 công ty con thuộc sở hữu 100%, trong khi cuối năm 2021 là 15 công ty.

Trong quý 3/2022, Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP (KBC) ghi nhận doanh thu đạt 203,2 tỷ đồng, giảm 37,4% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận lãi 1.936,23 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 59,3 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp của công ty giảm từ 48,9% về còn 47,9%.

Trong kỳ kinh doanh, lợi nhuận gộp giảm 61,6 tỷ đồng so với cùng kỳ về 97,3 tỷ đồng, tương ứng mức giảm 38,8%; doanh thu từ hoạt động tài chính tăng thêm 46,7 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước lên 83,3 tỷ đồng, tăng 127,6%; chi phí tài chính giảm 20,8% còn 140,8 tỷ đồng; lãi công ty liên doanh, liên kết ghi nhận tăng đột biến ở con số 1.997,2 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 1 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 44,3% lên 75,4 tỷ đồng. Các khoản mục khác biến động không đáng kể.

Kết thúc 9 tháng đầu năm, KBC ghi nhận doanh thu đạt 1.288,5 tỷ đồng, giảm 58,1% so với cùng kỳ năm 2021 (3.076,6 tỷ đồng) và lợi nhuận sau thuế ghi nhận tăng 191,4% lên 2.136,5 tỷ đồng so với cùng kỳ.

Đáng chú ý, KBC có khoản lợi nhuận từ công ty liên kết tăng đột biến ở con số 1.997,2 tỷ đồng. Đây là khoản lợi nhuận đột biến đến từ thu nhập chênh lệch giữa phần sở hữu trong tài sản thuần của bên bị mua và giá phí hợp nhất kinh doanh.

Có thể hiểu đơn giản hơn là phần lợi nhuận đột biến do đánh giá chênh lệch khoản đầu tư này không được ghi nhận trên báo cáo tài chính quý 2 với lý do "số lượng các tài sản là bất động sản và tính phức tạp của việc định giá". Cho đến quý 3, đơn vị kiểm toán chấp nhận khoản lợi nhuận này của KBC sau khi đánh giá.

Với mục tiêu doanh thu năm 2022 đạt 9.800 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 4.500 tỷ đồng, KBC đã hoàn thành 47,5% kế hoạch lợi nhuận năm cho dù mới chỉ thực hiện được 13,1% mục tiêu về doanh thu trong 9 tháng đầu năm 2022.

Tính tới 30/9/2022, tổng tài sản của KBC ở mức 33.375,4 tỷ đồng, tăng 9,1% so với đầu năm. Trong đó tài sản chủ yếu là hàng tồn kho chiếm 35,9% tổng tài sản có giá trị đạt 11.982,8 tỷ đồng; các khoản phải thu ngắn hạn đạt 10.769,3 tỷ đồng, chiếm 32,3% tổng tài sản; đầu tư tài chính dài hạn đạt 4.164,5 tỷ đồng, chiếm 12,5% tổng tài sản và các khoản mục khác.

Bạn đang đọc bài viết Kinh Bắc (KBC) chuẩn bị nhận hơn 1.000 tỷ đồng cổ tức từ công ty con. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Doanh nghiệp tư nhân Việt: Sẵn sàng vươn ra biển lớn
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang biến động không ngừng, các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đang dần khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. "Vươn ra biển lớn" không còn là khẩu hiệu xa vời, mà đã trở thành hành trình thực tế của nhiều doanh nghiệp Việt.
Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tinh thần khởi nghiệp Việt: Mạch sống của kinh tế tư nhân
Giữa dòng chảy không ngừng của nền kinh tế thị trường, tinh thần khởi nghiệp tại Việt Nam đang trỗi dậy mạnh mẽ, khẳng định vai trò như một mạch sống thiết yếu, nuôi dưỡng và thúc đẩy sự phát triển năng động của khu vực kinh tế tư nhân.
Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp - Vàng thật sợ gì lửa!
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân quy định số lần kiểm tra tại doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (nếu có) không được quá 1 lần/ năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng.

Tin mới

Mở đợt cao điểm chống buôn lậu thuốc, hàng giả trong lĩnh vực y tế
Bộ Y tế vừa có công văn số 3005/BYT-QLD gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Chống hàng giả, hàng nhái: Cuộc chiến chưa hồi kết
Vấn nạn hàng giả, hàng nhái từ lâu đã trở thành một "ung nhọt" nhức nhối trong nền kinh tế, không chỉ gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp chân chính và người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín quốc gia và môi trường kinh doanh lành mạnh.
Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng
Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD mạnh lên vào phiên giao dịch cuối tuần sau khi dữ liệu kinh tế mới nhất cho thấy giá nhập khẩu phục hồi, trong khi tâm lý người tiêu dùng vẫn ở mức thấp, khi lo ngại về thuế quan tăng vọt, đưa đồng USD vào đà tăng tuần thứ tư liên tiếp.
Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?
Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng liên tục giảm sâu đang khiến nhiều nhà đầu tư và người dân băn khoăn: “Liệu có nên mua vào ở thời điểm này?”.
Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.