0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ tư, 07/12/2022 07:10 (GMT+7)

Kiên trì mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm cân đối lớn nền kinh tế

Theo dõi KT&TD trên

Tuy đã có nhiều biện pháp để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng nhưng Thủ tướng cho rằng kết quả vẫn chưa được như mong muốn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về điều hành chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và kinh tế vĩ mô cuối năm 2022 và đầu năm 2023 vào sáng 6/12 đã nhấn mạnh, thời gian qua, dù chúng ta đã đạt được những kết quả bước đầu đáng trân trọng, nhưng phía trước còn rất nhiều việc phải làm, bởi khó khăn thách còn rất lớn. Vì vậy, Thủ tướng tiếp tục yêu cầu phải kiên trì mục tiêu "ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế".

Nhiều ý kiến tại cuộc họp đánh giá, cuối tháng 10, đầu tháng 11 tình hình thế giới gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Cạnh tranh chiến lược vẫn diễn ra gay gắt, chính sách chống lạm phát của các nước tác động tới toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Giá nguyên vật liệu biến động liên lục. Các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam bị thu hẹp. Tăng trưởng kinh tế của các nước chậm lại, nhiều nước tăng trưởng âm. Ở trong nước, sau hơn 2 năm chống dịch, khả năng chống chịu của nền kinh tế, người dân, doanh nghiệp đã bị "bào mòn".

Kiên trì mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm cân đối lớn nền kinh tế - Ảnh 1
Mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. (Ảnh minh họa)

Tại cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, vừa qua, Chính phủ đã thành lập 3 tổ công tác để xử lý các vấn đề liên quan đến lĩnh vực tín dụng, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp; đã tổ chức 3 hội nghị để mở rộng thị trường xuất khẩu.

Từ tháng 10 đến nay, Chính phủ, Thủ tướng và các lãnh đạo Chính phủ đã có gần 50 văn bản chỉ đạo, điều hành để xử lý, ổn định tình hình. Các giải pháp trên đã góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng ở cả 3 khu vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Đặc biệt, Chính phủ đã rà soát, có nhiều biện pháp chấn chỉnh, xử lý nghiêm các sai phạm để lành mạnh hóa các loại thị trường, nhất là thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản và một số ngân hàng yếu kém.

Ngoài những tác động tích cực là chủ yếu, các biện pháp quyết liệt trên cũng phần nào tác động đến tâm lý thị trường, bị một số người lợi dụng làm méo mó, nhưng Thủ tướng nhấn mạnh, đây là việc phải làm để thiết lập lại trật tự, đưa các thị trường về đúng bản chất, hoạt động công khai, minh bạch, an toàn, lành mạnh, hiệu quả và bền vững; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp và các chủ thể liên quan trong mọi hoàn cảnh. Đến nay, niềm tin thị trường đang từng bước được tăng cường, củng cố và kinh tế xã hội 11 tháng đạt được nhiều kết quả tích cực, quan trọng.

Thủ tướng nhận định, thời gian tới còn rất nhiều khó khăn, thách thức như còn những rủi ro liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản. Thủ tướng đã giao nhiệm vụ rất cụ thể cho từng bộ, ngành, yêu cầu phải bám sát tình hình, diễn biến các thị trường, nhu cầu vốn của doanh nghiệp, người dân; dự báo các khó khăn, rủi ro để có giải pháp ứng phó hiệu quả, dứt khoát không để ách tắc vốn cho nền kinh tế.

Thủ tướng nhấn mạnh: "Ngân hàng Nhà nước tăng hạn mức tín dụng hợp lý, hiệu quả cho các ngân hàng, doanh nghiệp hoạt động lành mạnh, công khai, minh bạch, an toàn, bền vững, đúng pháp luật, đúng mục tiêu. Song song với việc mở rộng hạn mức tín dụng thì phải tăng cường giám sát kiểm tra, tránh tiêu cực, tránh đầu cơ, tránh lợi dụng chính sách để trục lợi; đảm bảo thanh khoản cho các doanh nghiệp hoạt động đúng hướng, lành mạnh và đặc biệt chống sở hữu chéo, lợi dụng chính sách để trục lợi".

Ở các lĩnh vực như hàng không, thuốc, trang thiết bị y tế, xăng dầu, Thủ tướng yêu cầu tôn trọng quy luật cạnh tranh, cung cầu, quy luật thị trường, nhưng khi có vấn đề đột xuất thì phải có công cụ quản lý của Nhà nước để ổn định lại thị trường, ổn định giá cả phù hợp với thu nhập của người dân và chi phí của doanh nghiệp.

Thủ tướng giao Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đánh giá kỹ và cơ cấu lại thị trường lao động phù hợp giữa số lao động mất việc và nhu cầu tuyển dụng; xây dựng và triển khai ngay chính sách hỗ trợ người thất nghiệp. Các bộ, ngành, địa phương chú trọng bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo cho các gia đình chính sách, người có công và hộ nghèo trong dịp Tết.

Thủ tướng nhấn mạnh: "Yêu cầu phấn đấu đạt các chỉ tiêu, mục tiêu năm 2022 ở mức cao nhất. Chỉ còn gần 1 tháng là kết thúc năm 2022, chúng ta cần "chạy nước rút về đích" bảo đảm an toàn, hiệu quả, đạt được các mục tiêu nhưng mang tính bền vững; đồng thời chuẩn bị cho năm 2023 đã được xác định là có khó khăn, thách thức nhiều hơn là cơ hội và thuận lợi, chỉ đạo, điều hành cần bản lĩnh hơn, hiệu quả hơn, phối hợp nhịp nhàng hơn giữa các bộ, ngành, địa phương để xử lý các vấn đề đặt ra".

Bạn đang đọc bài viết Kiên trì mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm cân đối lớn nền kinh tế. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Tăng trưởng tín dụng: 'Nóng' vì phập phù
Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến 28/6, tín dụng tăng 6%, đến cuối tháng 7 chỉ còn 5,66% nhưng đến 14/8 lại đạt 6,11%. Sự trồi sụt bất thường này cho thấy tăng trưởng tín dụng có rất nhiều vấn đề.
Lãi vay mua nhà đang có chiều hướng gia tăng
Trong bối cảnh kinh tế đầy biến động, lãi suất vay mua nhà đang có xu hướng tăng cao, đẩy nhiều người mua nhà vào tình thế khó khăn. Khi chi phí vay tăng, khả năng hiện thực hóa giấc mơ sở hữu nhà của nhiều người trở nên xa vời hơn.

Tin mới

Đầu tư công cho cao tốc Quy Nhơn - Pleiku: Giải pháp tài chính bền vững?
Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku đang trở thành tâm điểm chú ý với đề xuất chuyển từ hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công. Quyết định này đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về tính bền vững tài chính và hiệu quả của phương án đầu tư công trong việc triển khai các dự án giao thông
Giá vàng đắt nhất lịch sử: Thị trường nhiều ẩn số, cẩn trọng khi đầu cơ
Cùng với triển vọng tăng giá của vàng thế giới, giá vàng trong nước tuần qua cũng đã có nhiều phiên bật tăng và chinh phục mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, người mua vẫn phải đối mặt với rủi ro trong một thị trường vàng còn nhiều "ẩn số".
Nestlé hỗ trợ sản phẩm thực phẩm và dinh dưỡng cho các tỉnh thành bị ảnh hưởng bởi bão lũ
Trước những thiệt hại nặng nề mà bão số 3 (Yagi) gây ra tại các tỉnh miền Bắc vào đầu tháng 9/2024, Nestlé Việt Nam đã nhanh chóng huy động các nguồn lực của công ty cũng như cán bộ nhân viên để kịp thời chung tay với các cùng các đối tác hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Liên danh 3 nhà thầu trúng gói thầu xây lắp 156 tỷ đồng tái định cư sân bay Long Thành
Gói thầu số 57 là gói thầu xây dựng và đảm bảo an toàn giao thông, cung cấp và lắp đặt thiết bị của Dự án thành phần xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, tái định cư Lộc An - Bình Sơn (thuộc Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành).