0922 281 189 [email protected]
Thứ bảy, 19/11/2022 16:45 (GMT+7)

Kiến nghị chấm dứt hợp đồng 9 dự án BOT bị thua lỗ

Theo dõi KT&TD trên

Trong giữa tháng 11/2022, Hiệp hội các Nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ (VARSI) đã có đơn kiến nghị Chính phủ dừng hợp đồng, bố trí ngân sách Nhà nước mua lại 9 dự án BOT (Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao) đang gặp nhiều khó khăn.

Kiến nghị chấm dứt hợp đồng 9 dự án BOT bị thua lỗ - Ảnh 1
Giai đoạn 2005-2020, Bộ GTVT đã huy động khoảng 247.570 tỉ đồng để đầu tư 72 dự án hạ tầng theo hình thức BOT. (Ảnh minh hoạ)

Dựa theo văn bản của VARSI, hiện nay có 9 dự án BOT giao thông gặp vướng mắc do không được thu phí hoặc sụt giảm doanh thu, không được nhà nước lên chính sách hỗ trợ.

Cụ thể, gồm: Dự án xây dựng hầm đường bộ Đèo Cả; Dự án xây dựng quốc lộ 1 đoạn tránh TP. Thanh Hóa; Dự án BOT xây dựng tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới (Bắc Kạn) và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 3 đoạn Km75 - Km100;

Dự án BOT cải tạo, nâng cấp quốc lộ 91 qua Cần Thơ (đoạn Km14 - Km50+889); Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng đường HCM trên địa bàn Đăk Lăk (đoạn Km1738+148 - Km1763+610); Dự án xây dựng cầu Thái Hà vượt sông Hồng trên đường nối hai tỉnh Thái Bình và Hà Nam với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình giai đoạn 1; Dự án cải tạo luồng sông Sài Gòn (đoạn từ cầu đường sắt Bình Lợi tới cảng Bến Súc); Dự án công trình cầu Việt Trì - Ba Vì (nối Quốc lộ 32 với Quốc lộ 32C) và Dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn.

Được biết, ngoại trừ Dự án cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn, riêng 8 dự án BOT còn lại đã được Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đề nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội bố trí vốn ngân sách nhà nước để thanh toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để chấm dứt sớm hợp đồng BOT.

Kiến nghị chấm dứt hợp đồng 9 dự án BOT bị thua lỗ - Ảnh 2
Hồi tháng 10, Bộ GTVT đề xuất Chính phủ cho phép mua lại 8 dự án với chi phí 13.115 tỷ đồng để chấm dứt hợp đồng trước thời hạn (Ảnh minh hoạ)

Theo VARSI nhận định, trên thực tiễn, việc triển khai các dự án đối tác công tư (PPP) thời gian qua vẫn còn những vướng mắc tồn tại kéo dài nhiều năm chưa được giải quyết, việc này khiến các nhà đầu tư một số dự án BOT giao thông lâm vào tình cảnh khó khăn, bế tắc hơn trong công tác thực hiện thi công.

Giải quyết vấn đề đó, Hiệp hội đã đưa ra đề xuất, đối với các dự án BOT đang trong tình trạng bất cập, gặp vướng do cam kết của phía Nhà nước không được thực hiện hoặc vấn đề thu phí không thể triển khai do có sự phản đối lớn từ phía người dân thì Thủ tướng sẽ thực hiện chỉ đạo các Bộ ngành có liên quan xem xét, giải quyết dứt điểm các bất cập tại dự án theo phương án bố trí vốn ngân sách nhà nước thay thế cho quyền thu phí hoàn vốn dự án, chấm dứt hợp đồng dự án trước thời hạn, cơ cấu lại nợ của dự án và bố trí vốn ngân sách nhà nước thanh toán cho nhà đầu tư dự án.

VARSI cũng đề nghị lập một tổ chức do Bộ GTVT làm đầu mối, cùng các bộ ngành có liên quan phối hợp với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện nghiên cứu, đề xuất giải quyết từng dự án cụ thể và báo cáo kết quả cho Chính phủ nhanh chóng trước ngày 30/12/2022.

Đồng thời, giao Bộ GTVT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính phối hợp với UBND cấp tỉnh nơi có dự án đi qua đánh giá kỹ các nguyên nhân dẫn đến các vướng mắc, bất cập của từng dự án, đặc biệt là các dự án đã có ý kiến của các cơ quan nhà nước như Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước về các vấn đề có liên quan đến tổng mức đầu tư, phương án đặt trạm, phương án thu phí, hiệu quả đầu tư của dự án, để trên cơ sở đó kiến nghị các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện chính sách pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP trong thời gian tới.

"Chúng tôi mong Chính phủ giao một đầu mối xử lý quyết liệt tồn tại của các dự án, để tạo niềm tin cho các nhà đầu tư tư nhân tiếp tục tham gia dự án PPP", PGS Trần Chủng, Chủ tịch VARSI cho rằng nhà đầu tư đã hoàn thành trách nhiệm trong hợp đồng, sản phẩm mang lại hiệu quả cho xã hội. Khó khăn của dự án thời gian qua là do khách quan và chủ quan của Nhà nước thông qua việc thay đổi chính sách, quy hoạch sau khi dự án BOT đã triển khai.

Trước đó, tại giai đoạn 2005-2020, trong bối cảnh ngân sách nhà nước khó khăn, các tuyến quốc lộ 1, đường HCM bị hư hỏng, Bộ GTVT đã huy động khoảng 247.570 tỉ đồng để đầu tư 72 dự án hạ tầng theo hình thức BOT.

Đến nay, các dự án đã hoàn thành, đưa vào khai thác, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giảm ùn tắc, tai nạn giao thông.

Theo hợp đồng ký kết với các dự án hạ tầng, Nhà nước sẽ hỗ trợ, chia sẻ rủi ro khi dự án đạt doanh thu thấp, song qua nhiều năm, vướng mắc của các dự án trên vẫn chưa được giải quyết, ngoại trừ dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn.

Hồi tháng 10, Bộ GTVT đề xuất Chính phủ cho phép mua lại 8 dự án với chi phí 13.115 tỉ đồng để chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội nội dung này.

Bạn đang đọc bài viết Kiến nghị chấm dứt hợp đồng 9 dự án BOT bị thua lỗ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.
Thuế thu nhập mua bán nhà đất có gì chưa ổn?
Đề xuất áp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) 20% trên phần lợi nhuận thực từ chuyển nhượng bất động sản tiếp tục gây tranh cãi trong dư luận, dù mục tiêu đặt ra là công bằng và minh bạch trong quản lý thuế.

Tin mới

Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.
Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tổng tiến công buôn lậu, hàng giả; xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực không vùng cấm, không ngoại lệ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5 2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.