0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 04/01/2023 07:33 (GMT+7)

Hỗ trợ 1.800 tỷ đồng khắc phục thiên tai trong 10 tháng đầu năm 2022

Theo dõi KT&TD trên

Theo Quyết định 1661/QĐ-TTg, 1.800 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2022 sẽ được sử dụng để hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai cho 28 địa phương.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Theo đó, 1.800 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2022 cho 28 địa phương, gồm: Lạng Sơn 50 tỷ đồng, Lào Cai 40 tỷ đồng, Lai Châu 30 tỷ đồng, Hà Giang 30 tỷ đồng, Tuyên Quang 40 tỷ đồng, Cao Bằng 30 tỷ đồng, Bắc Kạn 40 tỷ đồng, Hòa Bình 60 tỷ đồng, Điện Biên 30 tỷ đồng, Sơn La 40 tỷ đồng, Yên Bái 30 tỷ đồng, Phú Thọ 50 tỷ đồng, Ninh Bình 40 tỷ đồng, Thanh Hóa 120 tỷ đồng, Nghệ An 200 tỷ đồng, Hà Tĩnh 50 tỷ đồng, Quảng Bình 70 tỷ đồng, Quảng Trị 120 tỷ đồng, Thừa Thiên Huế 150 tỷ đồng, Đà Nẵng 100 tỷ đồng, Quảng Nam 150 tỷ đồng, Quảng Ngãi 100 tỷ đồng, Phú Yên 30 tỷ đồng, Kon Tum 30 tỷ đồng, Đắk Lắk 40 tỷ đồng, Đắk Nông 30 tỷ đồng, Lâm Đồng 30 tỷ đồng, Cà Mau 70 tỷ đồng để hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Hỗ trợ 1.800 tỷ đồng khắc phục thiên tai trong 10 tháng đầu năm 2022 - Ảnh 1
1.800 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2022 sẽ sử dụng để hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai cho 28 địa phương.

Riêng đối với kinh phí thực hiện các dự án đầu tư mang tính chất lâu dài, bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của địa phương để thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các quy định của pháp luật có liên quan.

Quyết định cũng nêu rõ, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố nêu trên chịu trách nhiệm toàn diện về tính chính xác của nội dung và số liệu báo cáo, đề xuất.

Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo việc quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí được hỗ trợ đúng phạm vi, đối tượng, đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; chịu trách nhiệm huy động nguồn lực địa phương để cùng với kinh phí hỗ trợ của ngân sách trung ương hoàn thành các dự án đúng tiến độ, hiệu quả. Đồng thời, gửi kết quả phân bổ bao gồm danh mục dự án, số kinh phí hỗ trợ cho từng dự án về Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, theo dõi, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Trước đó, chiều 30/12, tại Hà Nội, Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2023.

Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai Nguyễn Văn Tiến, từ đầu năm 2022 đến nay, thiên tai trên thế giới và khu vực diễn ra rất phức tạp. Nhiều trận thiên tai diễn ra với quy mô lớn, phạm vi ảnh hưởng rộng, vượt mức lịch sử gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản kinh tế. Điển hình như: nắng nóng, hạn hán kéo dài, nghiêm trọng nhất trong vòng 500 năm tại châu Âu làm hơn 20.000 người chết. Siêu bão Ian đổ bộ vào Mỹ cuối tháng 9 làm 154 người chết, thiệt hại trên 50 tỷ USD. Lũ lụt lịch sử trong tháng 7-8 tại Pakistan làm gần 1.700 người chết, trận động đất với độ lớn 5,6 độ richter tại Indonesia làm 321 người chết,…

Tính đến ngày 28/12/2022, thiên tai đã làm 175 người chết, mất tích; thiệt hại về kinh tế ước khoảng 19.453 tỷ đồng, gấp 1,6 lần thiệt hại về người và 3,4 lần thiệt hại về kinh tế so với cùng kỳ năm 2021.

Chính vì vậy, trong năm 2023, toàn ngành sẽ tổ chức trực ban nghiêm túc, theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình diễn biến của thiên tai, nhất là lũ quét, sạt lở đất khu vực miền núi, mưa, lũ lớn, bão mạnh; bảo vệ an toàn cho hệ thống đê điều, hồ đập xung yếu; tham mưu kịp thời, chính xác cho Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai để chỉ đạo các địa phương, Bộ, ngành chuẩn bị sẵn sàng ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai kịp thời, hiệu quả.

Báo cáo, tổng hợp thiệt hại, đề xuất các biện pháp khắc phục thiên tai khẩn cấp, hỗ trợ tập trung, dài hạn. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn công tác khắc phục hậu quả thiên tai, nhanh chóng đưa người dân và địa phương bị thiệt hại sớm ổn định đời sống, sản xuất...

Thực hiện hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản bị thiệt hại theo quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/1/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh; hỗ trợ thiệt hại về nhà ở, gạo cứu đói theo quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội; hỗ trợ khẩn cấp di dời dân cư theo quy định tại Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều.

Bạn đang đọc bài viết Hỗ trợ 1.800 tỷ đồng khắc phục thiên tai trong 10 tháng đầu năm 2022. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nghệ An: Đầu tư hơn 363 tỷ đồng vào 3 dự án trọng điểm
Tỉnh Nghệ An vừa thông qua Nghị quyết về việc bổ sung hơn 363 tỷ đồng vào kế hoạch đầu tư công năm 2024 từ nguồn ngân sách Trung ương. Quyết định này nhằm triển khai ba dự án trọng điểm, bao gồm cả lĩnh vực y tế, hạ tầng cơ bản và phát triển du lịch.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dự kiến triển khai xây dựng vào năm 2027, hoàn thành vào năm 2035, với chiều dài 1.541km, tốc độ thiết kế 350km/h, dự kiến tổng vốn hơn 67 tỉ USD.
Khám phá lễ hội chè Việt Nam: Nét đẹp văn hóa từ những đồi xanh
Việt Nam không chỉ nổi tiếng với những đồi chè bát ngát mà còn thu hút du khách bởi các lễ hội chè mang đậm dấu ấn văn hóa địa phương. Những sự kiện này không chỉ tôn vinh người trồng chè mà còn góp phần quảng bá hình ảnh chè Việt trên thị trường quốc tế.

Tin mới

Kim Oanh Group lần thứ hai được vinh danh TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, Kim Oanh Group tiếp tục được xướng tên trong TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024. Đây là lần thứ 2 liên tiếp Kim Oanh Group được Anphabe – đơn vị tiên phong về giải pháp Thương hiệu Nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc – trao tặng giải thưởng quan trọng này.
Những loại đồ uống giúp tăng cường miễn dịch khi giao mùa
Thời tiết giao mùa là thời điểm mà hệ miễn dịch của cơ thể thường suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng và mệt mỏi. Để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, việc bổ sung các loại đồ uống tăng cường miễn dịch là rất quan trọng.
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...
Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.