0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 05/12/2022 14:19 (GMT+7)

Eximbank hé lộ lợi nhuận năm, mức tăng trưởng bất ngờ

Theo dõi KT&TD trên

Kết quả kinh doanh của Eximbank năm nay lợi dự kiến đạt 3.500 tỷ đồng. Mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm tới là 5.000 tỷ đồng, tăng 43% so với mức dự kiến đạt được trong năm 2022.

Tăng trưởng hơn 260%

Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, mã chứng khoán: EIB) vừa công bố kế hoạch kinh doanh 2023 để trình đại hội đồng cổ đông. Theo đó, HĐQT Eximbank đã chấp thuận đề xuất của ban điều hành ngân hàng về kế hoạch kinh doanh năm 2023. Trong đó, lợi nhuận trước thuế của Eximbank năm 2022 dự kiến đạt 3.500 tỷ đồng. Mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm tới là 5.000 tỷ đồng, tăng 43% so với mức dự kiến đạt được trong năm 2022.

Như vậy, Eximbank là ngân hàng đầu tiên hé lộ lợi nhuận năm 2022. Lợi nhuận trước thuế dự kiến của nhà băng này năm nay tăng trưởng hơn 260% so với cùng kỳ năm 2021.

Một số chỉ tiêu khác cũng được ban lãnh đạo Eximbank đưa ra gồm dư nợ tín dụng tăng 14% trong năm 2023 lên 146.600 tỷ đồng; huy động vốn tăng 11,8%, đạt 165.000 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu nội bảng dưới 1,6% so với mức 1,7% năm nay.

Eximbank hé lộ lợi nhuận năm, mức tăng trưởng bất ngờ - Ảnh 1
Lợi nhuận trước thuế dự kiến của nhà băng này năm nay tăng trưởng hơn 260%.

Eximbank ghi nhận lãi trước thuế 9 tháng đầu năm nay đạt 3.181 tỷ đồng, tăng 229% so với cùng kỳ. Lãi sau thuế sau 9 tháng đạt 2.542 tỷ đồng, tăng 228%.

Theo kế hoạch, Eximbank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 2.500 tỷ đồng năm 2022. Nhưng sau 9 tháng, nhà băng này đã vượt kế hoạch cả năm.

Ban điều hành Eximbank cũng ước tính tổng tài sản đến cuối năm 2023 đạt khoảng 210.000 tỷ đồng, tăng 14% so với cuối năm 2022.

Eximbank đang cho thấy sự trở lại mạnh mẽ sau 10 năm bất ổn về nhân sự cấp cao. Từng đứng top đầu hệ thống, 10 năm qua, Eximbank tụt dốc và lâm vào cảnh đấu đá giữa các nhóm cổ đông.

Tuy nhiên, việc tái cơ cấu thành công từ đầu năm 2022 được kỳ vọng mang lại luồng gió mới cho ngân hàng này.

Mới đây, Eximbank đã chốt danh sách cổ đông để tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường vào ngày 16/1/2023. Đồng thời, HĐQT Eximbank cũng thông qua kế hoạch bầu bổ sung thành viên HĐQT diễn ra sau khi 2 thành viên HĐQT của ngân hàng có đơn từ nhiệm gần đây. Cụ thể, ngày 24/10, bà Lê Hồng Anh (thành viên HĐQT) và ông Đào Phong Trúc Đại (thành viên HĐQT độc lập) đã có đơn từ nhiệm khỏi HĐQT Eximbank vì lý do cá nhân.

Trước đó, nhóm cổ đông Tập đoàn Thành Công đã tiến hành thoái vốn khỏi Eximbank theo phương thức giao dịch thỏa thuận.

Hồi tháng 9, ông Võ Quang Hiển cũng không còn là thành viên HĐQT Eximbank và thành viên/ủy viên các hội đồng/ủy ban trực thuộc Eximbank. Lý do miễn nhiệm là do ông Hiển không còn làm người đại diện theo ủy quyền của cổ đông Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) tại Eximbank từ ngày 14/9.

SMBC đã chấm dứt thỏa thuận hợp tác chiến lược với Eximbank trước thời hạn nhưng chưa công bố kế hoạch thoái 15% vốn tại ngân hàng này.

Lãi suất ngân hàng Eximbank tháng 12

Khảo sát ngày 1/12 cho thấy, biểu lãi suất tiền gửi tiết kiệm được Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) điều chỉnh tăng tại hầu hết các kỳ hạn. Vì vậy, khung lãi suất của các khoản tiết kiệm kỳ hạn 1 - 60 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ đang nằm trong khoảng 5,6 - 7,5%/năm.

Cụ thể, lãi suất tiền gửi tại kỳ hạn 1 tháng là 5,6%/năm và kỳ hạn 2 tháng là 5,7%/năm, cùng tăng 1,1 điểm % so với tháng trước.

Các khoản tiết kiệm kỳ hạn 3 - 5 tháng được Eximbank điều chỉnh tăng 1,1 điểm %, hiện được áp dụng cùng mức lãi suất là 5,8%/năm.

Tương tự, tại kỳ hạn 6 tháng, lãi suất ngân hàng‏‏ tăng 0,8 điểm % lên mức 6,8%/năm và kỳ hạn 7 tháng có lãi suất tăng 0,9 điểm % lên mức 6,9%/năm.

Cùng lúc, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 8 tháng, 9 tháng và 10 tháng cùng tăng 1 điểm %, lần lượt đạt mức 7%/năm, 7,1%/năm và 7,2%/năm.

Song song đó, lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 11 tháng được Eximbank ấn định ở mức 7,3%/năm, tăng 1,1 điểm % và lãi suất kỳ hạn 12 tháng được niêm yết ở mức 7,4%/năm, tăng 0,8 điểm %.

Đối với các khoản tiền gửi kỳ hạn kéo dài từ 15 tháng đến 36 tháng, lãi suất ngân hàng Eximbank được ghi nhận đạt mức cao nhất là 7,5%/năm, tăng 0,9 điểm % so với cùng kỳ tháng trước. Riêng lãi suất kỳ hạn 60 tháng vẫn được Eximbank giữ nguyên ở mức 6,7%/năm.

Trong trường hợp khách hàng tham gia gửi tiền tiết kiệm ngắn hạn 1 - 3 tuần sẽ nhận được mức lãi suất tương ứng là 1%/năm - tăng 0,5 điểm % và tiền gửi không kỳ hạn có lãi suất không đổi là 0,2%/năm.

Ngoài hình thức lĩnh lãi cuối kỳ, khách hàng cũng có thể lựa chọn các hình thức lĩnh lãi khác khi gửi tiền tiết kiệm tại Eximbank, cụ thể như sau:

- Lĩnh lãi trước: Lãi suất trong khoảng 4,2 - 6,5%/năm, áp dụng tại kỳ hạn 1 - 60 tháng.

- Lĩnh lãi hàng tháng: Lãi suất trong khoảng 5,2 - 7,3%/năm, áp dụng tại kỳ hạn 2 - 60 tháng.

- Lĩnh lãi hàng quý: Lãi suất trong khoảng 5,5 - 7,4%/năm, áp dụng tại kỳ hạn 6 - 60 tháng.

- Lĩnh lãi hàng 6 tháng: Lãi suất là 7,3%/năm, chỉ áp dụng đối với kỳ hạn 12 tháng.

- Lĩnh lãi hàng năm: Lãi suất trong khoảng 5,6 - 7,4%/năm, áp dụng tại ba kỳ hạn 24, 36 và 60 tháng.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Eximbank còn triển khai thêm một số sản phẩm tiết kiệm khác với mức lãi suất ưu đãi như Tiết kiệm Eximbank VIP, Tiết kiệm kỳ hạn tự chọn, Tiết kiệm có kỳ hạn, Sinh nhật trọn niềm vui cùng Eximbank, Tiền gửi Online,... để mang đến cho khách hàng các giải pháp tài chính tối ưu, đa dạng hơn.

Bạn đang đọc bài viết Eximbank hé lộ lợi nhuận năm, mức tăng trưởng bất ngờ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tinh thần khởi nghiệp Việt: Mạch sống của kinh tế tư nhân
Giữa dòng chảy không ngừng của nền kinh tế thị trường, tinh thần khởi nghiệp tại Việt Nam đang trỗi dậy mạnh mẽ, khẳng định vai trò như một mạch sống thiết yếu, nuôi dưỡng và thúc đẩy sự phát triển năng động của khu vực kinh tế tư nhân.
Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp - Vàng thật sợ gì lửa!
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân quy định số lần kiểm tra tại doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (nếu có) không được quá 1 lần/ năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng.

Tin mới

Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.
Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tổng tiến công buôn lậu, hàng giả; xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực không vùng cấm, không ngoại lệ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5 2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.
Báo chí & kinh tế tư nhân: Góc nhìn từ Nghị quyết 68
Theo Nghị quyết số 68-NQ/TW, vai trò của Báo chí không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin mà còn là động lực quan trọng định hướng dư luận, tạo niềm tin và khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, góp phần đưa nền kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ.