0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ hai, 19/12/2022 15:31 (GMT+7)

Doanh nghiệp vận tải dầu khí: Thị trường nội địa sẽ là bệ đỡ vững chắc

Theo dõi KT&TD trên

Thị trường nội địa vẫn sẽ là bệ đỡ vững chắc cho các doanh nghiệp vận tải dầu khí của Việt Nam với sự đóng góp ổn định vào kết quả kinh doanh của các công ty nhờ cơ chế giá cước thuê tàu hiện tại đảm bảo một mức biên lợi nhuận gộp ổn định cho doanh nghiệp vận tải

Doanh nghiệp vận tải dầu khí: Thị trường nội địa sẽ là bệ đỡ vững chắc - Ảnh 1

Theo báo cáo phân tích ngành dầu khi do Công ty chứng khoán VNDriect mới đây công bố, Dự thảo Quy hoạch phát triển điện 8 (QHĐ8), điện khí LNG sẽ là một trong những nguồn năng lượng quan trọng nhất nhờ khả năng sản xuất điện ổn định và có thể dễ dàng nâng công suất thông qua nhập khẩu với các dự án nhà máy điện đang (và sắp) được triển khai như Nhơn Trạch 3&4 , Sơn Mỹ hay Bạc Liêu.

Tuy nhiên, do giá LNG tăng vọt trên toàn cầu do cuộc khủng hoảng Nga – Ukraine kéo dài, đơn vị phân tích cho rằng, xu hướng chuyển dịch sang điện khí LNG sẽ bị trì hoãn trong ngắn hạn, do giá thành cao sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của LNG cũng như tiến độ của các nhà máy điện liên quan. Trong số các dự án được đề cập, kho cảng LNG Thị Vải được dự kiến sẽ hoàn thành xây dựng vào cuối năm nay và đưa vận hành thương mại trong năm 2023, đánh dấu dự án LNG đầu tiên đi vào hoạt động tại Việt Nam.

Đối với nhóm vận tải dầu khí, VNDriect nhận thấy động lực tăng giá tiềm năng đối với giá cước vận tải tàu chở dầu toàn cầu khi cuộc khủng hoảng Nga – Ukraine đang định hình lại dòng chảy thương mại dầu thô toàn cầu. Nhu cầu đối với tàu chở dầu thô và nhiên liệu tăng lên kể từ khi EU áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga, và chúng tôi kỳ vọng xu hướng này sẽ tiếp tục duy trì trong những tháng tới khi lệnh cấm vận của EU có hiệu lực vào cuối năm nay.

Đáng chú ý, với việc là một nguồn nhiên liệu có thể thay thế cho khí trong sản xuất điện, chúng tôi cho rằng nhu cầu diesel tại châu Âu sẽ tiếp tục tăng trong những tháng tới, làm gia tăng nhu cầu đối với tàu chở nhiên liệu. Hơn nữa, việc chuyển hướng dòng chảy năng lượng từ Nga đã làm thay đổi các tuyến đường vận chuyển, khiến quãng đường dài hơn và gây áp lực lên thị trường vận tải tàu chở dầu toàn cầu.

Đối với thị trường nội địa, nhu cầu vận tải dầu khí sẽ tăng dần trong vài năm tới nhờ việc BSR và NSR hoạt động hết công suất (ngoại trừ BSR vào năm 2023 do đợt bảo dưỡng định kỳ) và nhu cầu tiêu thụ xăng dầu ngày càng tăng tại Việt Nam. Bên cạnh đó, giá thuê tàu đã phục hồi về mức trước Covid kể từ năm 2022, là tín hiệu tốt cho các đơn vị vận tải dầu khí.

Chính vì vậy, thị trường nội địa vẫn sẽ là bệ đỡ vững chắc cho các doanh nghiệp vận tải dầu khí của Việt Nam với sự đóng góp ổn định vào kết quả kinh doanh của các công ty nhờ cơ chế giá cước thuê tàu hiện tại đảm bảo một mức biên lợi nhuận gộp ổn định cho doanh nghiệp vận tải.

“Theo đà tăng giá cước tàu chở dầu trên toàn cầu, doanh nghiệp vận tải tham gia nhiều vào thị trường quốc tế và nắm vị trí dẫn đầu tại thị trường nội địa như PVT sẽ là doanh nghiệp được hưởng lợi chính.” VNDriect nhận định

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp vận tải dầu khí: Thị trường nội địa sẽ là bệ đỡ vững chắc. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Tin mới

Viettel là nhà mạng đầu tiên khôi phục hoàn toàn kết nối vùng biển đảo bị ảnh hưởng bởi bão số 3
 Ngày 17/9, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) khôi phục mạng di động chất lượng như trước bão cho chính quyền, quân đội, hàng trăm nghìn người dân trên đảo và ngư dân trên biển tại các huyện đảo, xã đảo Quảng Ninh, Hải Phòng bị ảnh hưởng bởi bão số 3.
Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.