0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 13/01/2023 09:48 (GMT+7)

Digiworld (DGW): Đi chậm lại nhưng đi xa hơn

Theo dõi KT&TD trên

Năm 2003, Công ty TNHH Hoàng Phương cổ phần hóa thành Công ty Cổ phần Thế giới số. Từ khi thành lập đến nay, Công ty luôn được biết đến như là một trong những nhà cung cấp dịch vụ phát triển thị trường hàng đầu của Việt Nam.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Trong báo cáo phân tích mới được cập nhật đối với Công ty Cổ phần Thế giới số (DGW), Chứng khoán Phú Hưng (PHS) kỳ vọng doanh thu của công ty trong năm quý IV/2022 và 2023 sẽ đạt lần lượt 4.293 tỷ đồng (giảm 45,9% so với cùng kỳ) và 22.571 tỷ đồng (tăng trưởng 0,4%) thông qua việc mở rộng các ngành hàng nhưng sẽ gặp các hạn chế về sức mua suy giảm do tình trạng lạm phát và lãi suất cao.

Lợi nhuận sau thuế có thể đạt 61,94 tỷ đồng (giảm 81% so với cùng kỳ) và 538.1 tỷ đồng (giảm 8,8% so với năm trước) lần lượt cho quý IV/2022 và 2023 một phần do hiệu ứng nền cao trong quý IV/2021. Biên lợi nhuận ròng cho cả năm 2023 có thể đạt mức 2.4% của tổng doanh thu.

Điểm nhấn đầu tư được PHS đưa ra trong báo cáo phân tích: (1) Mô hình kinh doanh của công ty độc đáo, mang tính linh hoạt giúp tận dụng cơ hội mở rộng ngành, tránh rơi vào tình trạng bão hòa. Khác với các bán sỉ thông thường chỉ nhập hàng về rồi phân phối lại cho các đơn vị bán lẻ, dịch vụ phát triển thị trường (MES) của Digiworld bao gồm cả các khâu Phân tích & chiến lược, Marketing, Dịch vụ hậu mãi – những thứ sẽ mang lại giá trị gia tăng cao hơn cho cả khách hàng và chính bản thân DGW.

(2) Công ty hiện đang có hiệu suất hoạt động rất ấn tượng so với các đối thủ cùng ngành. Các tỷ số sinh lời như ROE, ROA, biên lợi nhuận gộp, biên lợi nhuận ròng đều tích cực qua các năm và vượt trội so với các công ty trong ngành. Cùng với đó là một cơ cấu nguồn vốn ngày càng ổn định, tạo tiền đề cho việc tăng trưởng, cạnh tranh trong tương lai.

(3) Định giá của công ty hiện tại đang tỏ ra rất hấp dẫn: tính đến ngày báo cáo cổ phiếu DGW đang được giao dịch tại mức P/E = 7.58, gần bằng với mức đáy P/E trong giai đoạn 2017-2021 là 4.46. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận ròng của công ty bình quân mỗi năm trong giai đoạn này đạt lần lượt là 42.7%/năm và 63%/năm.

Sử dụng phương pháp DCF và P/E, PHS ước tính giá trị hợp lý là 42.200 đồng/cổ phiếu. Do đó, PHS đưa ra khuyến nghị giữ với mức tăng giá tiềm năng là 6%. Định giá của PHS đã phản ánh con số ước tính dựa trên kịch bản cơ sở trong giai đoạn 5 năm tiếp theo và chưa tính đến kết quả hợp nhất kinh doanh của Achison do chưa đủ cơ sở.

Rủi ro cũng được PHS đưa ra: (1) Rủi ro mất các hợp đồng đối tác, hợp đồng độc quyền; (2) Rủi ro liên quan đến chuyển dịch ngành hàng; (3) Rủi ro liên quan đến xung đột các nhãn hàng (Cannibalization); (4) Rủi ro suy yếu sức mua.

Bạn đang đọc bài viết Digiworld (DGW): Đi chậm lại nhưng đi xa hơn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Xu hướng kinh doanh đồ uống: Đâu là mô hình tiềm năng nhất?
Thị trường đồ uống luôn là một lĩnh vực năng động với nhiều cơ hội kinh doanh hấp dẫn. Trong những năm gần đây, chúng ta chứng kiến sự biến đổi mạnh mẽ trong thói quen tiêu dùng, cùng với đó là sự xuất hiện của nhiều mô hình kinh doanh đồ uống mới, sáng tạo và đầy tiềm năng.
Giá căn hộ tăng cao: Khi nào người mua nhà mới "dễ thở"?
Thị trường bất động sản Việt Nam những năm gần đây đang trải qua giai đoạn biến động mạnh mẽ. Mặc dù nền kinh tế đã có dấu hiệu hồi phục, giá căn hộ vẫn duy trì ở mức cao, khiến người mua nhà - đặc biệt là tầng lớp trẻ và người có thu nhập trung bình - vẫn phải đối mặt với áp lực tài chính nặng nề.
Gen Z và cơn sốt trà: Khi thế hệ trẻ biến thức uống cổ điển thành xu hướng mới!
Gen Z đang biến trà từ một thức uống truyền thống thành xu hướng sành điệu và sáng tạo. Từ trà sữa trân châu đến trà masala chai đậm đà, họ không ngừng thử nghiệm và đổi mới. Không chỉ là một sở thích, trà đã trở thành phong cách sống, gắn kết cộng đồng và thúc đẩy xu hướng tiêu dùng bền vững.