0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 25/10/2022 08:42 (GMT+7)

Đề xuất thoái vốn của Tổng Công ty Hàng hải tại nhiều cảng biển lớn

Theo dõi KT&TD trên

Theo TPS, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) vừa hoàn thiện dự thảo Đề án cơ cấu tổng công ty giai đoạn 2021-2025, gửi lấy ý kiến các bộ ngành, đơn vị liên quan. Theo đề án, VIMC đề xuất giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước tại công ty mẹ từ 99.4% xuống 65%.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Thế nhưng theo TPS, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (đại diện vốn nhà nước tại VIMC) cho rằng, cảng biển là cấu phần quan trọng của ngành hàng hải. Do đó, cần ưu tiên đảm bảo hài hoà giữa phát triển với an ninh, nên nhà nước vẫn cần nắm giữ.

Chứng khoán Tiên Phong (TPS) cũng cho biết, với khối doanh nghiệp thành viên VIMC đang khai thác các cảng biển, VIMC đề xuất giảm tỷ lệ sở hữu tại các cảng này. Cụ thể, đề xuất giảm vốn tại 5 cảng về mức 51%, gồm: Cảng Cần Thơ (hiện nắm 99%), cảng Cam Ranh (hiện nắm 81%), cảng Quy Nhơn (hiện nắm 75%), cảng Đà Nẵng (hiện nắm 75%), cảng Cái Lân (Quảng Ninh, hiện nắm 56%). Riêng cảng Hải Phòng, đề xuất giảm từ 92.5% xuống 65%; thoái toàn bộ vốn tại Công ty TNHH Vận tải hàng công nghệ cao (hiện nắm 56%).

Ủy ban vốn đề nghị VIMC có thoái vốn tại các doanh nghiệp cảng biển, nhưng chỉ giảm tỷ lệ sở hữu về mức 65% (thay vì 51% như VIMC đề xuất), gồm các cảng: Cần Thơ, Hải Phòng, Cam Ranh, Quy Nhơn, Đà Nẵng. Riêng cảng Cái Lân không tiếp tục thoái vốn.

Với doanh nghiệp thành viên của VIMC trong lĩnh vực vận tải biển, dịch vụ hàng hải và logistics, VIMC đề xuất thoái hết vốn đang nắm tại các công ty này, gồm: CTCP Vận tải biển và Thương mại Phương Đông (hiện nắm 49%); CTCP Vận tải và thuê tàu biển Việt Nam (hiện nắm 47%); CTCP Hàng hải Đông Đô (hiện nắm 49%); CTCP Vận tải biển Hải Âu (hiện nắm hơn 26%); CTCP Vinalines Nha Trang (hiện giữ 92%); Công ty Liên danh khai thác container Việt Nam (hiện giữ 60%); CTCP Hàng hải Sài Gòn (hiện giữ hơn 10% vốn). Riêng CTCP Vận tải biển Vinaship (hiện nắm 51%) và CTCP VIMC logistics Việt Nam (hiện nắm 56%), VIMC đề xuất thoái một phần, chỉ giữ lại 36%.

Ủy ban quản lý vốn đồng thuận với đề xuất của VIMC về thoái vốn tại các doanh nghiệp thành viên trong lĩnh vực vận tải biển, dịch vụ hàng hải và logistics.

Bạn đang đọc bài viết Đề xuất thoái vốn của Tổng Công ty Hàng hải tại nhiều cảng biển lớn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Xu hướng kinh doanh đồ uống: Đâu là mô hình tiềm năng nhất?
Thị trường đồ uống luôn là một lĩnh vực năng động với nhiều cơ hội kinh doanh hấp dẫn. Trong những năm gần đây, chúng ta chứng kiến sự biến đổi mạnh mẽ trong thói quen tiêu dùng, cùng với đó là sự xuất hiện của nhiều mô hình kinh doanh đồ uống mới, sáng tạo và đầy tiềm năng.
Giá căn hộ tăng cao: Khi nào người mua nhà mới "dễ thở"?
Thị trường bất động sản Việt Nam những năm gần đây đang trải qua giai đoạn biến động mạnh mẽ. Mặc dù nền kinh tế đã có dấu hiệu hồi phục, giá căn hộ vẫn duy trì ở mức cao, khiến người mua nhà - đặc biệt là tầng lớp trẻ và người có thu nhập trung bình - vẫn phải đối mặt với áp lực tài chính nặng nề.
Gen Z và cơn sốt trà: Khi thế hệ trẻ biến thức uống cổ điển thành xu hướng mới!
Gen Z đang biến trà từ một thức uống truyền thống thành xu hướng sành điệu và sáng tạo. Từ trà sữa trân châu đến trà masala chai đậm đà, họ không ngừng thử nghiệm và đổi mới. Không chỉ là một sở thích, trà đã trở thành phong cách sống, gắn kết cộng đồng và thúc đẩy xu hướng tiêu dùng bền vững.