0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Chủ nhật, 05/02/2023 11:34 (GMT+7)

Bia Sài Gòn đạt lợi nhuận gần 5.500 tỷ đồng trong năm 2022

Theo dõi KT&TD trên

Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco; HoSE: SAB) ghi nhận trong năm 2022 đạt doanh thu hơn 10.029 tỷ đồng, tăng mạnh so với ba quý đầu năm, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2021. Lợi nhuận gộp đạt 2.814 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ.

Bia Sài Gòn đạt lợi nhuận gần 5.500 tỷ đồng trong năm 2022 - Ảnh 1

Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HoSE: SAB) vừa công bố báo cáo tài chính năm 2022, ghi nhận lợi nhuận đạt gần 5.500 tỷ đồng, tăng 40% so với thực hiện năm 2021. Đây cũng là kết quả cao nhất của Sabeco từ trước tới nay.

Trong kỳ doanh thu tài chính tăng 24% lên 324 tỷ đồng. Chi phí tài chính cao gấp 3 lần cùng kỳ, chi phí bán hàng cũng tăng mạnh 70%, chủ yếu do chi phí quảng cáo tiếp thị khuyến mãi cho quý bán hàng trước Tết, đạt 1.612 tỷ đồng. Kết quả, Sabeco đạt lãi sau thuế 1.076 tỷ đồng, giảm 23% so với cùng kỳ.

Lũy kế cả năm 2022, doanh thu thuần của Sabeco đạt 35.235 tỷ đồng, tăng gần 33% so với năm 2021. Con số này tương đương bình quân hơn 96,5 tỷ đồng mỗi ngày. Lợi nhuận sau thuế của Công ty đạt gần 5.500 tỷ đồng. Đây là mức lợi nhuận cao nhất của hãng bia Sài Gòn từ trước đến nay. Cả năm 2022, Sabeco chi hơn 3.000 tỷ đồng cho quảng cáo và khuyến mại, tăng khoảng 870 tỷ so với năm trước đó và gấp đôi năm 2019.

Tính tới thời điểm ngày 31/12/2022, tổng tài sản của SAB là 34.465 tỷ đồng, tăng 13% so với đầu năm. Đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm phần lớn với hơn 19.411 tỷ đồng (tăng 14%); hàng tồn kho hơn 2.193 tỷ đồng (tăng 31%); các khoản phải thu ngắn hạn 897 tỷ đồng (tăng 92%); trong đó trích lập 295 tỷ đồng nợ phải thu khó đòi. Vốn chủ sở hữu hơn 24.590 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế chưa phân phối chiếm hơn phân nửa, đạt gần 15.565 tỷ đồng.

Sabeco khởi đầu từ một xưởng bia có quy mô nhỏ do ông Victor Larue, một người Pháp lập nên tại Sài Gòn vào năm 1875 mà hiện nay chính là Nhà máy Bia Sài Gòn, nơi này đến nay vẫn là một biểu tượng kiến trúc vô cùng độc đáo, tồn tại giữa lòng thành phố hiện đại bậc nhất Việt Nam. Xưởng bia nhỏ này sau khi đất nước thống nhất được chính phủ đổi tên thành Nhà máy Bia Sài Gòn.

Vào năm 1993, Nhà máy Bia Sài Gòn đã được đổi tên thành Công ty Bia Sài Gòn và vào năm 2008, công ty đã được chuyển đổi mô hình kinh doanh đồng SABECO chính thức được thành lập. Tiếp đó, Nhà máy Bia Sài Gòn – Củ Chi chính thức được khánh thành và đây được đánh giá là nhà máy sản xuất hiện đại bậc nhất khu vực Đông Nam Á thời điểm bấy giờ.

Hiện nay, SABECO đã có tổng cộng 44 công ty con và công ty liên kết trong đó bao gồm 26 nhà máy và 10 công ty thương mại khu vực. Toàn hệ thống công ty đã tạo được công ăn việc làm ổn định cho số lượng 10 nghìn người lao động trực tiếp và từ 4 đến 6 lần người lao động gián tiếp.

Tổng công suất hệ thống của SABECO đạt đến 2 tỷ lít bia/năm cùng với hệ thống phân phối rộng khắp có trên 145.000 kênh tiêu thụ trên phạm vi toàn quốc. Danh mục sản phẩm của SABECO hiện tại khá phong phú, đáp ứng tốt cho nhu cầu vô cùng đa dạng của khách hàng ở trong và ngoài nước.

Bạn đang đọc bài viết Bia Sài Gòn đạt lợi nhuận gần 5.500 tỷ đồng trong năm 2022. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Cộng Cà phê: Hành trình từ quán nhỏ đến thương hiệu Quốc tế
Hành trình của Cộng Cà Phê từ một quán nhỏ đến một thương hiệu toàn cầu là một câu chuyện đầy cảm hứng. Với sự khác biệt, sáng tạo và kiên trì, Cộng Cà Phê đã chứng minh rằng ngay cả với vốn điều lệ nhỏ, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn có thể đạt được những thành công lớn

Tin mới

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.