0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 06/08/2024 13:30 (GMT+7)

Ai chịu trách nhiệm về sai phạm “chênh lệch” gần 36 tỷ đồng các gói thầu Công ty AIC

Theo dõi KT&TD trên

Báo điện tử Xây dựng đã đăng tải về hàng loạt sai phạm của Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (Công ty AIC) khi thực hiện 9 gói thầu trên địa bàn Hà Tĩnh.

Bài 3: Ai chịu trách nhiệm về sai phạm “chênh lệch” gần 36 tỷ đồng các gói thầu Công ty AIC thực hiện tại Hà Tĩnh?
Gói thầu do Sở Y tế làm chủ đầu tư có tổng mức đầu tư hơn 62 tỷ đồng.

Quá trình nghiên cứu tài liệu, phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã phát hiện ra “kịch bản” mà Công ty AIC sử dụng để “bắt tay” với chủ đầu tư “làm xiếc” hồ sơ trúng thầu. Đó là làm hồ sơ “quân xanh”, báo giá “tùy hứng” và thiết kế hồ sơ mời thầu có lợi cho “con át chủ bài” là Công ty AIC được trúng thầu.

Cụ thể: Gói thầu EPC do Sở Tài nguyên và Môi trường làm chủ đầu tư, có tổng mức đầu tư hơn 22 tỷ đồng. Nhưng theo tính toán không có cơ sở của Công ty AIC đã gây lãng phí ngân sách Nhà nước hơn 10 tỷ đồng với những hành vi vi phạm được xác định do chủ đầu tư đã không thực hiện các bước lập thẩm tra phê duyệt chủ trương đầu tư dự án theo Điều 5 Quyết định số 26/2011/QĐ-UBND ngày 29/8/2011 của UBND tỉnh về tổng dự toán, thi công và cung cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường do tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại xóm 8, xã Cẩm Thăng, huyện Cẩm Xuyên.

Dự toán tính toán chi phí hạng mục hệ thống xử lý trong tổng mức đầu tư không đúng hướng dẫn tại phụ lục 1 Thông tư số 04/2010/TT-BXD. Trong đó tính toán lượng hóa chất Percol cần dùng khi chưa có tiêu chuẩn, định mức là không có cơ sở căn cứ trong tổng mức đầu tư chưa đảm bảo căn cứ để phê duyệt. Chủ đầu tư, đơn vị thiết kế không xây dựng định mức báo cáo người quyết định đầu tư xem xét quyết định theo điều 13 Nghị định 112/2009/NĐ-CP. Việc áp dụng hệ số an toàn 10 lần để tính toán lượng hóa chất cần sử dụng khi chưa xây dựng định mức mà chỉ căn cứ hướng dẫn của nhà sản xuất là chưa phù hợp với các quy định hiện hành.

Bên cạnh đó, Sở Tài nguyên và Môi trường lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu gói thầu EPC áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu chỉ định thầu không đủ điều kiện về thời gian và nguồn vốn, chưa có hồ sơ dự toán được duyệt theo quy định khoản 3 điều 10 Nghị định số 85/2019/NĐ-CP.

Thời điểm lựa chọn nhà thầu gói thầu chưa đáp ứng điều kiện chỉ định thầu do chưa có dự toán được duyệt, chưa đáp ứng về nguồn vốn theo khoản 3 điều 40 Nghị định 85/2009/ NĐ-CP. Hồ sơ yêu cầu có thời gian thực hiện gói thầu 30 tháng không đúng thời gian thực hiện 6 tháng được phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Ngoài ra, sau khi kết thúc giai đoạn 2 kết quả phân tích nồng độ các thuốc bảo vệ thực vật trong đất cho kết quả chất DDT chưa đạt dưới 0,01ppm, chưa đạt yêu cầu so với mục tiêu dự án và quy định của hợp đồng nhưng chủ đầu tư, tư vấn giám sát vẫn tiến hành nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng. Mặc dù chi phí theo hợp đồng và đã được nghiệm thu ở giai đoạn 2 chưa đủ điều kiện thanh toán nhưng chủ đầu tư đã “phớt lờ” các quy định để thanh lý hợp đồng trái quy định.

Đối với sai phạm do Sở Y tế làm chủ đầu tư trong thực hiện ba gói thầu cung cấp thiết bị của ba dự án cải tạo và nâng cấp hệ thống xử lý chất thải Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng tỉnh, Bệnh viện đa khoa huyện Lộc Hà được xác định sai phạm có biểu hiện thiếu tinh thần trách nhiệm, buông lỏng quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước.

Cụ thể, từ đơn vị chủ đầu tư đến các cơ quan thẩm định cho ý kiến hồ sơ dự án báo cáo kinh tế kỹ thuật, đơn vị lập, đơn vị tư vấn trong lập thẩm tra hồ sơ dự án báo cáo kinh tế kỹ thuật, thiết kế bảo vệ thi công dự toán để phê duyệt. Theo kết quả xác minh, giá thiết bị hệ thống xử lý nước thải đưa vào tổng mức đầu tư cao hơn giá nhập khẩu từ 1,79 đến 2,07 lần, chênh lệch giá đưa vào tổng mức đầu tư và giá nhập khẩu số tiền hơn 14,9 tỷ đồng.

Bài 3: Ai chịu trách nhiệm về sai phạm “chênh lệch” gần 36 tỷ đồng các gói thầu Công ty AIC thực hiện tại Hà Tĩnh?
Sở Tài nguyên và Môi trường làm chủ đầu tư gói thầu EPC tổng giá trị hơn 22 tỷ đồng.

Theo quy định tại mục 3.2 điều 4, mục 3.2 điều 6 và 12 Thông tư số 04/2010/TT-BXD về hồ sơ dự án tính toán chi phí thiết bị cho công trình, chủ đầu tư là Sở Y tế đã thiếu tinh thần trách nhiệm trong xác định tổng mức đầu tư. Đồng thời, chi phí hạng mục thiết bị được tư vấn đưa vào trong tổng mức đầu tư không có hồ sơ tài liệu làm cơ sở, chỉ là con số do tư vấn tự đặt ra.

Tại gói thầu cung cấp thiết bị lò đốt rác của Bệnh viện đa khoa huyện Lộc Hà, khi nghiệm thu đưa vào sử dụng đã không lấy mẫu phân tích khí thải để đánh giá đạt quy chuẩn Việt Nam nên chưa đủ điều kiện nghiệm thu thanh toán. Tuy vậy, tư vấn giám sát và chủ đầu tư vẫn nghiện thu thanh toán là chưa đảm bảo trình tự hồ sơ thủ tục theo quy định.

Riêng đối với gói thầu do Sở Giáo dục và Đào tạo làm chủ đầu tư trong thực hiện 03 gói thầu mua sắm thiết bị dạy học, sai phạm là chia nhỏ dự toán gói thầu, bổ sung thêm thiết bị vào danh mục mua sắm không đúng quy định, giá dự toán các thiết bị cao bất thường so với giá nhập khẩu từ 2,04 đến 8,47 lần, chênh lệch tổng giá trị gần 5,5 tỷ đồng.

Ngoài ra, trung tâm tư vấn và dịch vụ tài chính thẩm định giá không đúng phương pháp không có căn cứ để kết luận giá, có hiện tượng hợp thức các thông báo giá để có số liệu đầu vào làm căn cứ định giá nên giá trúng thầu tại ba gói thầu (Sở Y tế 02 gói, Sở Giáo dục và Đào tạo 01 gói) cao hơn giá nhập khẩu từ 1,64 đến 2 lần, chênh lệch về giá của các gói thầu tương đương hơn 4 tỷ đồng.

Chia sẻ với phóng viên về vấn đề này, Luật sư Trịnh Minh Hiền cho biết: “Với hành vi nâng khống giá thiết bị làm lãng phí ngân sách Nhà nước gần 36 tỷ đồng, có dấu hiệu vi phạm điều 222 Bộ Luật Hình sự năm 2015 về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.

Bài 3: Ai chịu trách nhiệm về sai phạm “chênh lệch” gần 36 tỷ đồng các gói thầu Công ty AIC thực hiện tại Hà Tĩnh?
Sở Giáo dục và Đào tạo chủ đầu tư gói thầu trị giá hơn 7,6 tỷ đồng.

Ai sẽ chịu trách nhiệm cho những sai phạm gây “lãng phí” ngân sách gần 36 tỷ đồng? Thiết nghĩ, UBND tỉnh Hà Tĩnh cần khẩn trương xử lý dứt điểm các sai phạm liên quan đến Công ty AIC.

Bạn đang đọc bài viết Ai chịu trách nhiệm về sai phạm “chênh lệch” gần 36 tỷ đồng các gói thầu Công ty AIC. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Chiến lược quan trọng cho sự phát triển bền vững
Những năm gần đây, Việt Nam đang nổi lên như một nhân tố năng động trong nền kinh tế toàn cầu với chuyển đổi số và chuyển đổi xanh đóng vai trò xúc tác quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của đất nước.
Hà Nội xác định 3 giai đoạn phát triển giao thông thông minh
Trong những năm gần đây, Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả trong giám sát giao thông bằng camera, giám sát các phương tiện vận tải bằng thiết bị giám sát hành trình, xây dựng một số ứng dụng phục vụ đỗ xe, tìm tuyến xe bus... Đây là những tiền đề đầu tiên để triển khai hệ thống giao thông thông minh
Cảnh báo chiêu lừa mua vé chương trình “Anh trai vượt ngàn chông gai”
Trước sức hút của hai chương trình âm nhạc lớn là “Anh trai vượt ngàn chông gai” và “Anh Trai Say Hi”, nhiều fan hâm mộ không thể đăng ký mua được vé khi Ban Tổ chức mở bán, nên đã phải tìm mua lại vé trên mạng. Việc này tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị lừa đảo, khiến nhiều người bị mất tiền.

Tin mới

Mật ong rừng Việt Nam - Tiềm năng lớn cần được khai phá
Mật ong rừng tự nhiên là một trong những sản vật quý giá mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho Việt Nam. Với hệ sinh thái rừng nhiệt đới phong phú trải dài từ Tây Nguyên, Tây Bắc đến Nam Trung Bộ, mật ong rừng Việt Nam nổi bật với độ tinh khiết và giá trị dinh dưỡng cao.
Xu hướng mua sắm mùa Tết 2025
Trước bối cảnh kinh tế còn khó khăn, các chuyên gia cho rằng, dịp Tết năm 2025, xu hướng mua sắm của người tiêu dùng tiếp tục là mùa Tết tiết kiệm, đơn giản và thiết thực.
Các nhà bán lẻ nỗ lực ổn định nguồn cung, kỳ vọng thị trường bùng nổ cuối năm
Cuối năm là thời điểm “vàng” của ngành bán lẻ, khi nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh để chuẩn bị cho các dịp lễ, Tết. Để thành công trong mùa mua sắm cuối năm, ngành bán lẻ không chỉ phải chuẩn bị kỹ lưỡng về hàng hóa, mà còn phải triển khai các chiến lược kích cầu, đảm bảo chất lượng và an toàn sản phẩm.
Xuất khẩu rau quả Việt Nam bứt phá, hướng đến kỷ lục 7,2 tỷ USD
Ngành xuất khẩu rau quả của Việt Nam đang chứng kiến một bước tiến vượt bậc trong năm 2024. Với kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng mạnh, lần đầu tiên trong lịch sử, xuất khẩu rau quả dự kiến đạt mốc 7,2 tỷ USD. Đáng chú ý, Trung Quốc vẫn giữ vững vị trí là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam.