0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ tư, 23/11/2022 08:33 (GMT+7)

Á Châu (ACB): Kết quả kinh doanh tăng trưởng khả quan

Theo dõi KT&TD trên

Theo MBS, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB - sàn HOSE) ghi nhận thu nhập lãi thuần của 9 tháng đầu năm 2022 tăng trưởng 20,7% so với 9 tháng đầu năm ngoái, với động lực chính đến từ việc giảm chi phí huy động vốn khiến NIM có sự cải thiện. Ngoài ra, thu nhập ngoài lãi tăng 10%.

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Trong báo cáo phân tích mới được cập nhật đối với Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Chứng khoán MB (MBS) cho biết, trong quý 3, ACB ghi nhận gần 5,000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 71% so với cùng kỳ (svck). Trong đó, khoản thu nhận lãi thuần tăng 33.4%, lên hơn 6,000 tỷ đồng. Quý 3 năm nay cũng là quý ghi nhận lợi nhuận lãi thuần cao nhất, tính từ năm 2018 đến nay.

Lũy kế đến ngày 30/9/2022, ACB ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt hơn 13,500 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 50.6% svck, và hoàn thành hơn 90% kế hoạch đã đề ra cho năm 2022. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 10,800 tỷ đồng, tăng 50.8% scvck.

Báo cáo phân tích của MBS cũng cho biết, thu nhập lãi thuần 9 tháng đầu năm tăng 20.7% svck, đạt trên 17 nghìn tỷ đồng. Về mảng thu nhập ngòai lãi, 9 tháng đầu năm ghi nhận gần 3,800 tỷ đồng, tăng 10% svck. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 21.1% svck, ghi nhận gần 2,600 tỷ đồng. Trong đó, mảng bancassurance đóng góp tỷ trọng lớn trong thu nhập phí dịch vụ của ngân hàng với doanh số bảo hiểm luôn thuộc top đầu thị trường. Tuy nhiên, trước diễn biến không thuận lợi từ thị trường chứng khoản Việt Nam từ đầu năm nay, ngân hàng ghi nhận khoản lỗ lũy kế khoảng 277 tỷ đồng đến từ hoạt động đầu tư chứng khoán kinh doanh. Chi phí hoạt động cũng tăng 30% svck, hơn 7,500 tỷ đồng.

Điểm nổi bật là chi phí trích lập dự phòng của doanh nghiệp lại có sự đi ngược lại so với các ngân hàng khác. Trong 1H2022, ngân hàng hoàn nhập 270 tỷ đồng, trong khi quý 3 trích lập chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 90 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng 2022, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng được hoàn nhập gần 180 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2021 khoản chi phí này được trích lập hơn 2,800 tỷ đồng. Điều này phù hợp với nhận định trước đó của công ty khi vào năm ngoái, doanh nghiệp đã chủ động trích lập dự phòng khoảng 2,300 tỷ do covid và dự báo nếu tình hình khả quan thì khoản này sẽ hoàn nhập và tạo ra một khoản thu nhập bất thường cho năm nay.

Với kết quả kinh doanh hiệu quả và tăng trưởng cao, ACB là ngân hàng có tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tiếp tục nằm trong top dẫn đầu thị trường, trên mức 27%.

Cũng theo MBS, chất lượng tài sản cải thiện. Tỷ lệ nợ xấu tăng nhẹ so với quý II, ở mức 1,01%. Tỷ lệ nợ nhóm 2 chỉ còn 0,44%, giảm 0,09% so với cuối năm 2021.

NIM duy trì ở mức ổn định nhờ giảm chi phí vốn cũng như đẩy mạnh cho vay bán lẻ. So với cùng kỳ, chi phí vốn đã giảm hơn 1%, mức giảm cao so với trung bình ngành.

Vốn điều lệ của ACB được tăng lên hơn 33,7 ngàn tỷ đồng, tương ứng với mức tăng thêm 6.755 tỷ đồng trong năm nay. Nguồn vốn tăng thêm đã giúp ACB quản trị rủi ro tốt hơn. Tỷ lệ an toàn vốn của ACB tăng lên 12% ở thời điểm cuối quý III/2022.

Tại mức giá hiện tại 20.600 đồng/ cổ phiếu, MBS khuyến nghị mua với cổ phiếu ACB, với giá mục tiêu sau 12 tháng là 27.800 đồng/CP theo phương pháp R/I.

Bạn đang đọc bài viết Á Châu (ACB): Kết quả kinh doanh tăng trưởng khả quan. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Tin mới

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.
Câu chuyện hạt cà phê Việt
Nestlé Việt Nam vừa tổ chức thành công chương trình “Câu chuyện hạt cà phê Việt” tại nhà máy Nestlé Trị An, một trong những nhà máy chế biến cà phê có quy mô và công nghệ hiện đại nhất trên thế giới của Tập đoàn Nestlé.
Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.