Tháng 9/2023, xuất khẩu chè của Việt Nam đạt 12 nghìn tấn và mang về 20 triệu USD. Đặc biệt, sản phẩm chè xanh Việt Nam dần có vị trí nhất định trong lòng người tiêu dùng Trung Đông.
Tính đa dạng trong sản phẩm gia vị mở ra cho Việt Nam nhiều tiềm năng trong sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu gia vị và hương liệu. Đặc biệt, gia vị và hương liệu hữu cơ được dự báo sẽ có tốc độ tăng trưởng ấn tượng, phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới.
Thương mại điện tử đang ngày càng phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực tiêu dùng. Tuy nhiên, việc đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế.
Nông sản Việt Nam đã có mặt tại 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó nhiều thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản… Tuy nhiên, để tiếp tục phát triển và mở rộng thị trường, nông sản Việt Nam cần vượt qua nhiều thách thức.
Thanh long từng là sản phẩm chủ lực của ngành rau quả có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỉ USD. Thế nhưng từ năm 2022, loại nông sản tỷ USD này đang có xu hướng đi xuống cả về diện tích và sản lượng.
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2023, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn nhấn mạnh: Để tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cần tập trung thúc đẩy mạnh mẽ 3 động lực chính, bao gồm đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng.
8 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu 8.296 tấn ớt, thu về hơn 15,7 triệu USD, sản lượng xuất khẩu mặt hàng này trong 8 tháng năm 2023 đạt gần gấp đôi so với cả năm 2022.
Nông sản Việt Nam đã có mặt tại 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhưng năng lực cạnh tranh còn thấp do quy mô sản xuất nhỏ, thiếu công nghệ chế biến, bảo quản. Để tăng cường năng lực xuất khẩu cho ngành nông sản, cần có các giải pháp đồng bộ, trong đó chú trọng đổi mới sáng tạo, xây dựng thương hiệu.
Mới đây, 10 sản phẩm OCOP của Yên Bái đã được xuất khẩu sang thị trường Anh. Đây là một bước tiến quan trọng trong quá trình phát triển nông nghiệp của tỉnh, góp phần nâng cao giá trị sản xuất, thu nhập cho người dân và quảng bá hình ảnh, thương hiệu nông sản Yên Bái ra thị trường quốc tế.
Trong bối cảnh tiêu chuẩn ngày càng cao của thị trường EU, các doanh nghiệp Việt cần có chiến lược bài bản để xây dựng thương hiệu nông sản, góp phần gia tăng giá trị và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Xuất khẩu nông sản của Việt Nam đang có nhiều tín hiệu tích cực, đặc biệt tại thị trường Trung Quốc và ASEAN. Để tiếp tục duy trì và phát triển thị trường xuất khẩu, Việt Nam cần tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng các yêu cầu của thị trường.
Nông sản là một trong những ngành hàng quan trọng của Việt Nam, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước. Tuy nhiên, chi phí logistics cao đang là rào cản lớn khiến nông sản Việt Nam khó cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Trong bối cảnh nhiều ngành hàng xuất khẩu gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và xung đột Nga - Ukraine, nông sản Việt Nam vẫn ghi nhận đà tăng trưởng mạnh mẽ, đạt nhiều kỷ lục mới.
Dữ liệu mới nhất cho thấy xuất khẩu cà phê của Việt Nam giảm mạnh trong nửa đầu tháng 9/2023 do lượng tồn kho cạn kiệt khiến giá xuất khẩu tiếp tục tăng. Các chuyên gia dự báo, nhiều khả năng giá cà phê vẫn giữ ở mức cao trong thời gian tới.