Các công ty được vinh danh trong danh sách năm nay đều là những đại diện hoạt động hiệu quả, giàu kinh nghiệm, có vị thế và uy tín cao. Đồng thời, đã đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành và nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua.
Mặc dù Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức, nhưng các dấu hiệu tích cực trong hoạt động kinh tế như tăng trưởng FDI, du lịch quốc tế và sự giảm tốc lạm phát, cho thấy triển vọng kinh tế của Việt Nam trong nửa cuối năm 2023 đang cải thiện.
"Trong khi dòng chảy thương mại toàn cầu vẫn chưa cho thấy sự hồi phục rõ ràng, Việt Nam khởi đầu nửa cuối năm 2023 với những dấu hiệu ổn định ở các lĩnh vực giao thương bên ngoài" - Báo cáo tháng Bảy của Ngân hàng HSBC nêu rõ.
Năm 2022 là một năm khó khăn đối với nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới bởi các yếu tố toàn cầu như đại dịch, chiến tranh. Không nằm ngoài quỹ đạo của thế giới, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn từ thời điểm sau đại dịch và kéo dài cho tới hiện tại.
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2023 từ 6,5% xuống còn 5,8% và từ 6,8% xuống còn 6,2% trong năm 2024.
Đại sứ quán Anh tại Việt Nam vừa cho biết, sáng nay 16.7, tại New Zealand, Bộ trưởng Kinh doanh và Thương mại Anh Kemi Badenoch đã chính thức ký thỏa thuận xác nhận việc gia nhập CPTPP.
Câu chuyện phục hồi tổng cầu không phải là câu chuyện mới với nền kinh tế Việt Nam song đang càng lúc cần đến những giải pháp kịp thời hơn thay vì quá lệ thuộc vào độ trễ của chính sách.
Viện trưởng CIEM nhận định mặc dù còn khoảng cách so với mục tiêu đề ra, song tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã ghi nhận sự cải thiện, cụ thể là quý I đạt 3,28%, quý II là 4,14% và 6 tháng đầu năm đạt 3,72%.
Các kịch bản tăng trưởng GDP năm 2023 của Việt Nam đã cân nhắc các yếu tố thành công của 6 tháng đầu năm 2023 cũng như các thách thức của kinh tế thế giới và trong nước những tháng còn lại của năm 2023.
Theo báo cáo của Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC), Đổi mới sáng tạo (ĐMST) mang đến những tác động tích cực trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp tới 95% đối với mức độ cạnh tranh của nền kinh tế.
Mới đây, trang phân tích kinh tế nổi tiếng Seeking Alpha đã có những nhận định về nhiều khía cạnh của nền kinh tế Việt Nam, cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư và những ai quan tâm đến thị trường kinh tế Việt Nam.
Theo Ngân hàng Nhà nước, kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng, trong khi nhu cầu vốn để phát triển kinh tế luôn ở mức cao đang tạo áp lực lên lãi suất cho vay.
Theo ông Daniel Leigh, Trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế thế giới, thuộc Vụ nghiên cứu của IMF, mặc dù tốc độ sẽ chậm lại nhưng Việt Nam vẫn tăng trưởng ở mức rất cao, dự kiến đạt 5,8% vào năm 2023 và sau đó là 6,9% vào năm 2024.
Trong quý đầu năm, tăng trưởng GDP chỉ đạt 3,3%, nếu không xét thời điểm nền kinh tế bị tác động tiêu cực bởi COVID-19 (quý I/2020 và quý III/2021) thì đây là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ quý I/2009.
Theo báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) mới được công bố, dự báo năm 2023 nền kinh tế của Việt Nam sẽ bị hạn chế do suy thoái toàn cầu, chính sách tiền tệ tiếp tục thắt chặt và tác động lan tỏa từ cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2023 sẽ bị hạn chế do suy giảm kinh tế thế giới, chính sách tiền tệ tiếp tục thắt chặt ở các nước phát triển và tác động lan tỏa từ căng thẳng địa chính trị toàn cầu.
Triển vọng của nền kinh tế Việt Nam là tích cực, nhưng khó khăn đòi hỏi cần sẵn sàng ứng phó. Nhìn chung rủi ro và triển vọng là cân bằng - đây là nhận định của Ngân hàng Thế giới trong báo cáo kinh tế Việt Nam tháng 3 này.