Chính phủ đề xuất Quốc hội phân bổ hơn 2.526 tỷ đồng trong tổng số vốn hơn 37.303 tỷ đồng cho EVN để thực hiện dự án cấp điện từ lưới điện quốc gia ra huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Sản lượng điện truyền tải năm 2023 đạt 222,5 tỷ kWh, đạt 100,3% kế hoạch EVN giao, tăng 5,2% so với năm 2022. Tỉ lệ tổn thất điện năng năm 2023 giảm 0,14% so với năm 2022.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có thông báo gửi các Tổng công ty Điện lực, Công ty Viễn Thông Điện lực và Công nghệ Thông tin về giá mua điện từ các hệ thống điện mặt trời mái nhà năm 2024.
Mới đây, Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết EVN tiếp tục bị lỗ sản xuất kinh doanh điện năm thứ 2 liên tiếp. Trước đó EVN đã tăng 2 lần giá điện liên tiếp trong năm 2023.
Sáng 2/01, tại Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.
Theo lãnh đạo EVN, giá bán lẻ điện bình quân đã được điều chỉnh tăng 2 lần (tăng 3% vào ngày 4-5 và tăng 4,5% vào ngày 9-11). Tuy nhiên các lần tăng này vẫn không đủ bù đắp được chi phí sản xuất điện nên EVN tiếp tục bị lỗ sản xuất kinh doanh điện năm thứ 2 liên tiếp.
Trong kết luận thanh tra vừa công bố, Thanh tra Chính phủ nêu rõ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã không hoàn thành việc đầu tư các dự án điện nguồn điện và lưới điện theo nhiệm vụ được giao tại Quy hoạch điện VII điều chỉnh.
Trong năm 2023, hoạt động kinh doanh điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vẫn thua lỗ do đối mặt nhiều khó khăn. Sau khoản lỗ lịch sử vào năm 2022, hoạt động kinh doanh điện của EVN vẫn chưa khởi sắc trong năm 2023.
Theo Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Đặng Hoàng An, tiến độ đầu tư công trình điện gặp vướng mắc ở một số địa phương, trong đó vướng mắc lớn nhất là việc chấp thuận chủ trương đầu tư và giải phóng mặt bằng.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (Handico), Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank).... sẽ bị Bộ Xây dựng thanh tra vào năm 2024.
Mới đây, Bộ Công Thương đã đề nghị các bộ ngành, địa phương liên quan góp ý về chủ trương nhập điện gió của nhà máy điện gió Trường Sơn từ Lào về Việt Nam.
Để đảm bảo cung cấp điện ổn định, trong các dịp Lễ, Tết và các sự kiện chính trị, văn hóa lớn trong năm 2024, Bộ Công Thương yêu cầu EVN lập phương án vận hành và huy động hợp lý các nguồn điện trong hệ thống điện quốc gia để đảm bảo cung cấp điện an toàn tuyệt đối cho các sự kiện trong năm 2024.
Bộ Công Thương yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đảm bảo cung cấp đủ điện cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của người dân trong cả năm 2024, không để thiếu điện trong mọi tình huống.
Bộ Công Thương yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chỉ đạo Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện giải pháp về nguồn thủy điện theo chỉ đạo của Chính phủ.
MBS ước tính, đợt tăng giá điện sẽ giúp EVN có thêm 26.000 tỷ đồng, phần nào làm giảm đi những áp lực tài chính cho EVN, tuy nhiên, đây vẫn là mức chưa đủ giúp cho doanh nghiệp có lãi.
Công ty Chứng khoán MB (MBS) đánh giá đợt tăng giá điện sẽ làm giảm đi những áp lực tài chính cho EVN và ảnh hưởng tích cực lên chuỗi giá trị ngành điện. Theo đó, nhóm nhiệt điện sẽ hưởng lợi lớn nhất, theo sau là nhóm xây lắp trong các năm tới
Theo Quyết định 1416 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), từ ngày 9/11, giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh tăng từ 1.920,37 đồng lên mức giá mới là 2.006,79 đồng/KWh (chưa bao gồm thuế GTGT) - tăng 4,5%.