0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ ba, 13/12/2022 17:51 (GMT+7)

Phân bón Bình Điền (BFC) dự chi hơn 30 tỷ đồng tạm ứng cổ tức đợt 1/2022

Theo dõi KT&TD trên

Với 57,17 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính Công ty sẽ tạm ứng khoảng hơn 34,3 tỷ đồng trong lần tạm ứng này. Thời gian thanh toán vào ngày 10/2/2023.

Phân bón Bình Điền (BFC) dự chi hơn 30 tỷ đồng tạm ứng cổ tức đợt 1/2022 - Ảnh 1

CTCP Phân bón Bình Điền (mã chứng khoán BFC - sàn HOSE) vừa thông qua Nghị quyết HĐQT về phương án tạm ứng cổ tức đợt 1/2022.

Cụ thể, doanh nghiệp đưa ra phương án tạm ứng cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 6%, tương ứng với mỗi cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ nhận về 600 đồng. Thời gian chốt danh sách vào ngày 18/1/2023.

Như vậy, với 57,17 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính Công ty sẽ tạm ứng khoảng hơn 34,3 tỷ đồng trong lần tạm ứng này. Thời gian thanh toán vào ngày 10/2/2023.

Trong quý III/2022, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.285 tỷ đồng tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá vốn bán hàng khoảng 2.102 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2021. Tốc độ tăng trưởng doanh thu chậm hơn giá vốn, kéo biên lợi nhuận gộp giảm từ 10% cùng kỳ xuống 8% quý III năm nay.

Trừ đi các chi phí, lợi nhuận sau thuế của Phân bón Bình Điền giảm 91% còn 3 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ là 6 tỷ đồng, giảm 76% so với cùng kỳ.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm, doanh nghiệp đạt 6.684 tỷ đồng doanh thu tăng 15%, lợi nhuận sau thuế là 164 tỷ đồng giảm 11% so với cùng kỳ.

Năm 2022, Phân bón Bình Điền đặt mục tiêu 6.428 tỷ đồng doanh thu, 200 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Như vậy, sau 3 quý, doanh nghiệp vượt 4% kế hoạch doanh thu, vượt 6% kế hoạch lợi nhuận.

Theo Tổng cục Hải quan, 9 tháng đầu năm, xuất khẩu phân bón đạt gần 1,4 triệu tấn với kim ngạch gần 886 triệu USD, tăng 45% về lượng và gấp gần 2,6 lần về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2021. Giá xuất khẩu phân bón tăng 72% so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức bình quân 636 USD/tấn. Do đó, nhiều doanh nghiệp vượt kế hoạch lợi nhuận năm 2022.

Hết ba quý, tổng sản lượng sản xuất của Phân bón Bình Điền đạt 400.522 tấn, bằng 70% so với cùng kỳ, đạt 66% kế hoạch năm. Sản lượng tiêu thụ là 408.096 tấn, bằng 69% so với cùng kỳ, đạt 68% kế hoạch năm.

Trong quý IV/2022, doanh nghiệp đề ra kế hoạch sản xuất kinh doanh như: Sản lượng sản xuất là 142.748 tấn; Sản lượng tiêu thụ là 135.174 tấn.

Về tình hình tài chính, cuối quý III, tổng tài sản của doanh nghiệp đạt 4.298 tỷ đồng, tăng 12% so với đầu năm.

Khoản tiền, tương đương tiền, tiền gửi có kỳ hạn là 441 tỷ đồng, chiếm 10% tổng tài sản. Trong đó, 432 tỷ đồng là tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng dưới 3 tháng và 5 tỷ đồng là tiền gửi tiết kiệm trên 3 tháng.

Hàng tồn kho giảm 18% so với cùng kỳ, đạt 2.087 tỷ đồng, chủ yếu là nguyên vật liệu và thành phẩm.

Tại ngày 30/9, tổng nợ vay của Phân bón Bình Điền là 1.902 tỷ đồng, chiếm 44% tổng nguồn vốn. Trong đó, nợ vay ngắn hạn là 1.876 tỷ đồng, hoàn toàn là vay từ ngân hàng.

Bạn đang đọc bài viết Phân bón Bình Điền (BFC) dự chi hơn 30 tỷ đồng tạm ứng cổ tức đợt 1/2022. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Cộng Cà phê: Hành trình từ quán nhỏ đến thương hiệu Quốc tế
Hành trình của Cộng Cà Phê từ một quán nhỏ đến một thương hiệu toàn cầu là một câu chuyện đầy cảm hứng. Với sự khác biệt, sáng tạo và kiên trì, Cộng Cà Phê đã chứng minh rằng ngay cả với vốn điều lệ nhỏ, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn có thể đạt được những thành công lớn

Tin mới

Câu chuyện hạt cà phê Việt
Nestlé Việt Nam vừa tổ chức thành công chương trình “Câu chuyện hạt cà phê Việt” tại nhà máy Nestlé Trị An, một trong những nhà máy chế biến cà phê có quy mô và công nghệ hiện đại nhất trên thế giới của Tập đoàn Nestlé.
Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.