0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 25/12/2023 08:11 (GMT+7)

Ông Lê Mạnh Hùng: 'Người Dầu khí' làm Chủ tịch PVN sau giai đoạn biến động

Theo dõi KT&TD trên

Trước khi ông Hùng trở thành Chủ tịch PVN, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã trải qua một giai đoạn biến động về lãnh đạo cao cấp. Trong đó, vị trí Chủ tịch HĐTV liên tục thay đổi.

tm-img-alt

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định số 1668 ngày 22/12/2023 về việc bổ nhiệm ông Lê Mạnh Hùng giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). Quyết định có hiệu lực từ ngày 1/1/2024. Thời hạn bổ nhiệm 5 năm.

Theo đó, ông Lê Mạnh Hùng sẽ thay cho Chủ tịch PVN hiện tại là ông Hoàng Quốc Vượng sẽ nghỉ hưu theo chế độ từ 1/1/2024.

Trước khi trở thành Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN, ông Hùng giữ chức Thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc PVN kể từ ngày 1/7/2019.

Ông Lê Mạnh Hùng sinh ngày 24/10/1973, quê Hưng Yên. Ông có trình độ chuyên môn là kỹ sư công nghệ tổng hợp hóa dầu và hữu cơ, tiến sĩ chuyên ngành hóa dầu và xúc tác hữu cơ.

Ông đã có nhiều năm công tác trong ngành dầu khí, qua nhiều đơn vị trong ngành như kỹ sư công nghệ tại Công ty liên doanh Nhà máy lọc dầu Việt Nga; kỹ sư công nghệ, Khối Kỹ thuật, Tổng Công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí (DMC).

Năm 2006, ông Hùng được điều động sang Văn phòng Chính phủ làm cán bộ Vụ Dầu khí rồi trở lại PVN làm Phó Trưởng ban chế biến dầu khí vào năm 2007.

Trong khoảng thời gian từ 1/10/2013 đến tháng hết tháng 6/2019, ông đảm nhiệm vị trí Phó Tổng Giám đốc PVN.

Trước đó, ông đã trải qua các vị trí như Phó Tổng Giám đốc Công ty Liên doanh hóa dầu Long Sơn, Trưởng Ban Quản lý dự án cụm khí điện đạm Cà Mau, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC).

Ông Lê Mạnh Hùng trở thành Chủ tịch PVN sau một thời kỳ dài tập đoàn này có biến đông lớn về nhân sự, nhất là ở vị trí Chủ tịch HĐTV.

Đó là 1 giai đoạn hiếm có khi cả bốn đời chủ tịch liên tiếp bị dính lao lý. Đó là các ông Đinh La Thăng làm chủ tịch PVN từ 2005 - 2011. Ông Thăng sau đó lên làm Bộ trưởng Giao thông - Vận tải, Bí thư Thành uỷ TP.HCM rồi Phó ban Kinh tế TW. Đến 8/12/2017, ông Thăng bị bắt vì những sai phạm thời Chủ tịch PVN.

Ông Phùng Đình Thực, cựu Tổng giám đốc, Chủ tịch PVN 2011 - 2014. Dưới thời ông Đinh La Thăng làm Chủ tịch PVN, ông Phùng Đình Thực nắm giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc (từ tháng 5/2006). Tháng 4/2009, ông Thực giữ chức Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Tháng 9/2011, Thủ tướng đã ký quyết định bổ nhiệm ông Phùng Đình Thực, giữ vị trí Chủ tịch Tập đoàn PVN, thay cho ông Đinh La Thăng đã được Quốc hội cử làm Bộ trưởng Giao thông Vận tải. Năm 2014, ông Phùng Đình Thực nghỉ hưu cho đến khi bị khởi tố vào ngày 20/12.

Sau ông Thực, chiếc ghế nóng Chủ tịch PVN được để lại cho ông Nguyễn Xuân Sơn. Dưới thời ông Đinh La Thăng, Nguyễn Xuân Sơn với chức vụ Phó Tổng giám đốc PVN là người đại diện phần vốn góp Nhà nước tại Oceanbank, được giữ chức Tổng giám đốc OceanBank.

Nguyễn Xuân Sơn được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên PetroVietnam vào tháng 7/2014, thay cho ông Phùng Đình Thực nghỉ hưu. Tháng 7/2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định để ông Sơn thôi chức Chủ tịch PVN. Ngay sau đó, ông Sơn bị khởi tố, bắt giam.

Vị Chủ tịch thứ 4 của PVN bị bắt là ông Nguyễn Quốc Khánh. Ông Khánh làm Tổng giám đốc PVN vào tháng 11/2014. Ngày 12/01/2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng khi ấy đã ký Quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Quốc Khánh giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Thành viên PVN, thay cho ông Nguyễn Xuân Sơn vừa bị bắt.

Ngồi ghế Chủ tịch PVN được 1 năm, thì ngày 9/3/2017, Thủ tướng Chính phủ đã cho ông Khánh thôi giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về nhận nhiệm vụ tại Bộ Công Thương cho đến khi bị bắt vào ngày 8/12/2017.

Sau đó, ông Trần Sỹ Thanh - Bí thư Tỉnh uỷ Lạng Sơn đã được điều động về giữ chức Chủ tịch PVN vào tháng 12/2017. Đến tháng 8/2020, ông Thanh thôi chức Chủ tịch PVN để về làm Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. Sau đó ông Thanh được bầu làm Tổng kiểm toán Nhà nước và tới 7/2022, ông Thanh được bầu làm Chủ tịch UBND TP.Hà Nội.

Sau ông Thanh, ông Hoàng Quốc Vượng - Thứ trưởng Bộ Công thương được điều động về làm Chủ tịch PVN từ tháng 11/2020. Theo thông báo mới nhất, ông Vượng sẽ nghỉ hưu từ 1/1/2024 và ghế chủ tịch PVN chuyển giao lại cho ông Lê Mạnh Hùng.

Như vậy, sau 2 vị chủ tịch Trần Sỹ Thanh và Hoàng Quốc Vượng được điều động và bổ nhiệm, ông Hùng là 'người dầu khí' khi có thời gian dài gắn bó và phát triển với ngành dầu khí từ khi bắt đầu công tác đến nay được bổ nhiệm Chủ tịch PVN.

Kỳ Thư

Bạn đang đọc bài viết Ông Lê Mạnh Hùng: 'Người Dầu khí' làm Chủ tịch PVN sau giai đoạn biến động. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Doanh nghiệp tư nhân Việt: Sẵn sàng vươn ra biển lớn
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang biến động không ngừng, các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đang dần khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. "Vươn ra biển lớn" không còn là khẩu hiệu xa vời, mà đã trở thành hành trình thực tế của nhiều doanh nghiệp Việt.
Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tinh thần khởi nghiệp Việt: Mạch sống của kinh tế tư nhân
Giữa dòng chảy không ngừng của nền kinh tế thị trường, tinh thần khởi nghiệp tại Việt Nam đang trỗi dậy mạnh mẽ, khẳng định vai trò như một mạch sống thiết yếu, nuôi dưỡng và thúc đẩy sự phát triển năng động của khu vực kinh tế tư nhân.
Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp - Vàng thật sợ gì lửa!
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân quy định số lần kiểm tra tại doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (nếu có) không được quá 1 lần/ năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng.

Tin mới

Mở đợt cao điểm chống buôn lậu thuốc, hàng giả trong lĩnh vực y tế
Bộ Y tế vừa có công văn số 3005/BYT-QLD gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Chống hàng giả, hàng nhái: Cuộc chiến chưa hồi kết
Vấn nạn hàng giả, hàng nhái từ lâu đã trở thành một "ung nhọt" nhức nhối trong nền kinh tế, không chỉ gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp chân chính và người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín quốc gia và môi trường kinh doanh lành mạnh.
Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng
Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD mạnh lên vào phiên giao dịch cuối tuần sau khi dữ liệu kinh tế mới nhất cho thấy giá nhập khẩu phục hồi, trong khi tâm lý người tiêu dùng vẫn ở mức thấp, khi lo ngại về thuế quan tăng vọt, đưa đồng USD vào đà tăng tuần thứ tư liên tiếp.
Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?
Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng liên tục giảm sâu đang khiến nhiều nhà đầu tư và người dân băn khoăn: “Liệu có nên mua vào ở thời điểm này?”.
Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.