0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 03/11/2022 11:41 (GMT+7)

Ngân hàng Liên Việt (LPB) nâng tổng số trái phiếu mua lại trước hạn lên gần 10.000 tỷ đồng

Theo dõi KT&TD trên

Trong 9 tháng năm 2022, LienVietPostBank đã mua lại 8.000 tỷ đồng trái phiếu trước hạn. Tất cả các lô trái phiếu này được LienVietPostBank phát hành trong tháng 6 và tháng 7/2021 và được ngân hàng này mua lại sau 1 năm phát hành.

Ngân hàng Liên Việt (LPB) nâng tổng số trái phiếu mua lại trước hạn lên gần 10.000 tỷ đồng - Ảnh 1

Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt - LienVietPostBank (mã chứng khoán - LPB) vừa thông qua Nghị quyết HĐQT về phương án mua lại trước hạn trái phiếu đã phát hành trong năm 2020.

Được biết, lô trái phiếu có giá trị 1.814 tỷ đồng, có kỳ hạn 7 năm và được phát hành ra công chúng vào ngày 24/11/2020. Loại trái phiếu không chuyển đổi, không có bảo đảm, không kèm chứng quyền, xác lập nghĩa vụ trả nợ trực tiếp và thỏa mãn các điều kiện để tính vào vốn cấp 2 của LienVietPostBank theo quy định hiện hành.

Giá mua lại bằng mệnh giá trái phiếu và lãi phát sinh nhưng chưa được thanh toán trên trái phiếu đó tính đến thời điểm mua lại. Ngày chốt danh sách người sở hữu trái phiếu là 15/11/2022.

Nguồn tiền mua lại trái phiếu sẽ được LPB lấy từ thu nợ gốc/lãi của các khoản vay được tài trợ vốn từ nguồn vốn phát hành trái phiếu, và nguồn vốn huy động khác, vốn tự có tích lũy, lợi nhuận hoạt động kinh doanh.

Tính đến thời điểm ngày 30/9, tổng tài sản Ngân hàng đạt 300,919 tỷ đồng, tăng 4% so với đầu năm. Trong đó, tiền gửi tại NHNN giảm 51% (còn 4,834 tỷ đồng), tiền gửi tại các TCTD khác giảm 11% (còn 18,868 tỷ đồng), cho vay các TCTD khác giảm 69% (còn 358 tỷ đồng), cho vay khách hàng tăng 9% (226,914 tỷ đồng)…

Về nguồn vốn, Tổng nợ xấu của LPB tại ngày 30/06/2022 tăng 11% so với đầu năm, ghi nhận 3,183 tỷ đồng. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn tăng mạnh nhất. Kết quả, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ 1.37% đầu năm lên 1.4%. Tiền gửi khách hàng tăng 3% so với đầu năm (185,787 tỷ đồng), các khoản nợ Chính phủ và NHNN giảm 91% (còn 144 tỷ đồng), phát hành giấy tờ có giá tăng 6% (38,849 tỷ đồng)…

Thống kê của công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS), trong 9 tháng năm 2022, LienVietPostBank đã mua lại 8.000 tỷ đồng trái phiếu trước hạn. Tất cả các lô trái phiếu này được LienVietPostBank phát hành trong tháng 6 và tháng 7/2021 và được ngân hàng này mua lại sau 1 năm phát hành.

Vào tháng 9 vừa qua, HĐQT LPB đã thông qua phương án thực hiện phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2021 và chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ theo phương án tăng vốn điều lệ năm 2022 đã được ĐHĐCĐ thường niên 2022 phê duyệt.

Theo đó, LPB sẽ tăng vốn thêm hơn 5,255 tỷ đồng (tương ứng gần 526 triệu cp). Trong đó, Ngân hàng sẽ phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2021 với tỷ lệ 15% (tương đương gần 226 triệu cp) và chào bán 300 triệu cp cho cổ đông hiện hữu.

Hiện, vốn điều lệ của LPB đạt 15,036 tỷ đồng. Sau khi hoàn tất 2 đợt phát hành trên, LPB sẽ tăng vốn điều lệ lên mức hơn 20,291 tỷ đồng.

Riêng kế hoạch tăng vốn điều lệ bằng việc chào bán riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài sẽ được thực hiện sau vào thời điểm phù hợp.

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2022 của LPB, cổ đông đã phê duyệt phương án tăng vốn điều lệ năm 2022 thêm gần 6,214 tỷ đồng, nâng lên mức gần 21,250 tỷ đồng.

Việc tăng vốn được thực hiện qua ba hình thức: Phát hành gần 226 triệu cp để trả cổ tức năm 2021 bằng cổ phiếu tỷ lệ 15%; chào bán riêng lẻ gần 96 triệu cp cho nhà đầu tư nước ngoài với tỷ sở hữu nước ngoài sau phát hành tối đa 9.99% và chào bán 300 triệu cp cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 16.44%.

Vốn điều lệ dự kiến tăng thêm sẽ được Ngân hàng cho vay đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng và tăng quy mô vốn hoạt động

Bạn đang đọc bài viết Ngân hàng Liên Việt (LPB) nâng tổng số trái phiếu mua lại trước hạn lên gần 10.000 tỷ đồng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chứng khoán giảm mạnh sau tin Chính phủ Mỹ áp thuế mới
Sáng nay, thị trường ngập trong sắc đỏ, VN-Index có tới gần 500 mã giảm giá, trong đó có 177 mã giảm sàn. Kết phiên sáng, chỉ số VN-Index rơi tự do mất hơn 82,28 điểm về ngưỡng 1.235,55 điểm. Chỉ số VN30 cũng mất hơn 85 điểm, HNX mất hơn 16 điểm về ngưỡng 221,37 điểm.
Xu hướng kinh doanh đồ uống: Đâu là mô hình tiềm năng nhất?
Thị trường đồ uống luôn là một lĩnh vực năng động với nhiều cơ hội kinh doanh hấp dẫn. Trong những năm gần đây, chúng ta chứng kiến sự biến đổi mạnh mẽ trong thói quen tiêu dùng, cùng với đó là sự xuất hiện của nhiều mô hình kinh doanh đồ uống mới, sáng tạo và đầy tiềm năng.
Giá căn hộ tăng cao: Khi nào người mua nhà mới "dễ thở"?
Thị trường bất động sản Việt Nam những năm gần đây đang trải qua giai đoạn biến động mạnh mẽ. Mặc dù nền kinh tế đã có dấu hiệu hồi phục, giá căn hộ vẫn duy trì ở mức cao, khiến người mua nhà - đặc biệt là tầng lớp trẻ và người có thu nhập trung bình - vẫn phải đối mặt với áp lực tài chính nặng nề.
Gen Z và cơn sốt trà: Khi thế hệ trẻ biến thức uống cổ điển thành xu hướng mới!
Gen Z đang biến trà từ một thức uống truyền thống thành xu hướng sành điệu và sáng tạo. Từ trà sữa trân châu đến trà masala chai đậm đà, họ không ngừng thử nghiệm và đổi mới. Không chỉ là một sở thích, trà đã trở thành phong cách sống, gắn kết cộng đồng và thúc đẩy xu hướng tiêu dùng bền vững.