0922 281 189 [email protected]
Thứ bảy, 25/02/2023 13:42 (GMT+7)

Nestlé Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm “Made in Vietnam” giá trị cao

Theo dõi KT&TD trên

Bên cạnh phục vụ nhu cầu trong nước, Nestlé Việt Nam tiếp tục thực hiện kế hoạch tăng cường sản xuất, đa dạng hóa danh mục sản phẩm xuất khẩu, đưa thị trường Việt Nam trở thành trung tâm cung ứng thực phẩm và đồ uống của thế giới.

Nestlé Việt Nam đang mở rộng các dây chuyền sản xuất sản phẩm giá trị cao
Nestlé Việt Nam đang mở rộng các dây chuyền sản xuất sản phẩm giá trị cao

Hoạt động xuất khẩu của công ty cũng được kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng 2 con số trong năm 2023.

Với chiến lược đưa thị trường Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất và cung ứng thực phẩm và đồ uống ra thế giới, Nestlé Việt Nam đã công bố đầu tư thêm 132 triệu USD vào cuối năm 2021. Mục tiêu của doanh nghiệp nhằm tăng gấp đôi công suất chế biến cà phê chất lượng cao, phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu các sản phẩm đến hơn 25 quốc gia, bao gồm các thị trường khó tính tại châu Âu, Nhật Bản, Mỹ...

Cụ thể, Nestlé Việt Nam đang mở rộng các dây chuyền sản xuất sản phẩm giá trị cao như cà phê viên nén Nescafé Dolce Gusto, cà phê sấy lạnh,... Trong đó, một số dòng sản phẩm cà phê trước đây chỉ nhập khẩu từ châu Âu nay lần đầu được sản xuất tại Việt Nam.

Bên cạnh việc đầu tư công nghệ, Nestlé Việt Nam tăng cường hoạt động nghiên cứu và phát triển, đa dạng hóa danh mục sản phẩm và tạo ra các giá trị gia tăng nhằm tiếp cận và khai thác những thị trường khó tính. Đơn cử với thị trường Nhật Bản, trước năm 2020, Nestlé Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cà phê hòa tan thô, hạt cà phê decaf thô (hạt cà phê được tách caffeine). Tuy nhiên, từ năm 2020 đến 2023, các sản phẩm xuất sang thị trường này được đa dạng hóa, bao gồm nước tương Maggi, bột thức uống lúa mạch MILO, cà phê sấy lạnh, trà vị chanh Nestea, cà phê hòa tan Nescafe 3in1.

Doanh nghiệp cũng chủ động phát triển sản phẩm theo yêu cầu riêng biệt của từng thị trường để tăng giá trị xuất khẩu, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng, an toàn thực phẩm dành cho các nhóm khách hàng khác nhau, như các sản phẩm Halal (dành cho người Hồi giáo) hay Kosher (dành cho người Do Thái), thiết kế bao bì sản phẩm theo hướng tái chế được.

Bà Nguyễn Trần Hoàng Yến, Giám đốc Chuỗi Cung ứng của Nestlé Việt Nam, cho biết: “Hướng đến đảm bảo xuất khẩu bền vững và gia tăng giá trị cho sản phẩm “Made in Vietnam”, chúng tôi không ngừng đầu tư công nghệ, chuỗi giá trị và đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, môi trường cũng như các yêu cầu riêng biệt của các thị trường khó tính. Năm nay, xuất khẩu của công ty được kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng khả quan”.

Nestlé Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm “Made in Vietnam” giá trị cao - Ảnh 1

Thu mua bền vững và có trách nhiệm là một trong những tiêu chí kinh doanh của Tập đoàn Nestlé. Hiện Nestlé Việt Nam sử dụng nguồn cà phê được thu mua có trách nhiệm, đạt các tiêu chuẩn, như: Bộ tiêu chí quốc tế 4C, chứng nhận Rainforest Alliance (tiêu chuẩn phát triển nông nghiệp bền vững), chứng nhận cà phê hữu cơ,…

Từ năm 2011 đến nay, Nestlé đã đồng hành cùng người nông dân trồng cà phê tại khu vực Tây Nguyên, hoàn thiện chuỗi liên kết giá trị từ người nông dân đến người tiêu dùng, giúp kiểm soát và nâng cao chất lượng sản phẩm, cũng như đảm bảo bền vững về môi trường.

Việc đẩy mạnh hoạt động chế biến sâu, đầu tư nâng cao giá trị sản phẩm đã góp phần gia tăng giá trị nông sản trong nước và các sản phẩm xuất khẩu “Made in Vietnam” nói chung và của Nestlé Việt Nam nói riêng. Trong năm 2022, xuất khẩu của Nestlé Việt Nam tăng khoảng 7% về lượng, nhưng tăng đến 30% về giá trị. Hiện sản phẩm của công ty được xuất khẩu sang hơn 30 thị trường trên thế giới.

Nhờ các nỗ lực trong việc gia tăng giá trị xuất khẩu của sản phẩm “Made in Vietnam” nói chung và gia tăng giá trị cho hạt cà phê Việt nói riêng, Nestlé Việt Nam được vào danh sách “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” trong hai năm liền (2020, 2021) do Bộ Công Thương xét chọn.

Bạn đang đọc bài viết Nestlé Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm “Made in Vietnam” giá trị cao. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tinh thần khởi nghiệp Việt: Mạch sống của kinh tế tư nhân
Giữa dòng chảy không ngừng của nền kinh tế thị trường, tinh thần khởi nghiệp tại Việt Nam đang trỗi dậy mạnh mẽ, khẳng định vai trò như một mạch sống thiết yếu, nuôi dưỡng và thúc đẩy sự phát triển năng động của khu vực kinh tế tư nhân.
Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp - Vàng thật sợ gì lửa!
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân quy định số lần kiểm tra tại doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (nếu có) không được quá 1 lần/ năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng.

Tin mới

Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?
Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng liên tục giảm sâu đang khiến nhiều nhà đầu tư và người dân băn khoăn: “Liệu có nên mua vào ở thời điểm này?”.
Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.
Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tổng tiến công buôn lậu, hàng giả; xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực không vùng cấm, không ngoại lệ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5 2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.