0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 06/09/2024 14:52 (GMT+7)

Chủ đầu tư Dự án Nhà máy Kanglongda Huế “chây ỳ” chi trả tiền giải phóng mặt bằng

Theo dõi KT&TD trên

Dự án Nhà máy Kanglongda Huế giai đoạn 2 (đóng tại Khu công nghiệp Phong Điền, Thừa Thiên - Huế) không chỉ xây dựng nhà, xưởng… trái phép, chủ đầu tư còn “chây ỳ” chi trả tiền giải phóng mặt bằng khiến người dân bức xúc.

Thừa Thiên – Huế: Chủ đầu tư Dự án Nhà máy Kanglongda Huế “chây ỳ” chi trả tiền giải phóng mặt bằng
Dự án Nhà máy Kanglongda Huế giai đoạn 2 (đóng tại KCN Phong Điền, Thừa Thiên - Huế).

Dự án Nhà máy Kanglongda Huế tại Khu công nghiệp (KCN) Phong Điền (huyện Phong Điền) do Công ty TNHH Công nghệ bảo hộ Kanglongda Việt Nam làm chủ đầu tư. Dự án được Ban Quản lý khu kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên - Huế cấp Giấy chứng nhận đầu tư vào ngày 26/9/2019. Dự án có diện tích đất thuê lại khoảng 35,6ha (thuê lại đất đã đầu tư hạ tầng của Tổng Công ty Viglacera - CTCP), với tổng vốn đầu tư khoảng hơn 4.812 tỷ đồng. Dự án chia làm 3 giai đoạn, thời gian thực hiện đầu tư từ năm 2019 – 2023.

Từ năm 2022, nhà máy Kanglongda Huế triển khai dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tuần hoàn mở rộng của Nhà máy Kanglongda Huế tại KCN Phong Điền (huyện Phong Điền) với diện tích 16,5ha. Lúc này, huyện Phong Điền đã triển khai thu hồi đất để sớm bàn giao cho dự án. Qua đó, UBND huyện Phong Điền đã phê duyệt tại Quyết định số 6007/QĐ-UBND ngày 01/12/2022 cho 4 hộ dân, với giá trị hơn 8,7 tỷ đồng.

Theo người dân bị thu hồi đất để giải phóng mặt bằng, thực hiện dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tuần hoàn mở rộng của Nhà máy Kanglongda Huế cho biết: Khi nhận được thông báo Quyết định thu hồi đất của UBND huyện Phong Điền để xây dựng hệ thống xử lý nước thải tuần hoàn mở rộng dự án Nhà máy Kanglongda Huế, các hộ dân chúng tôi nằm trong vùng giải tỏa đều nhất trí cao và phối hợp với các đơn vị liên quan để tiến hành đo đạc diện tích đất bị thu hồi và kiểm đếm tài sản trên đất.

Từ khi nhận được Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho đến nay đã gần 3 năm, nhưng các hộ dân chúng tôi vẫn chưa nhận được tiền đền bù từ Công ty TNHH Công nghệ bảo hộ Kanglongda Việt Nam. Người dân đã nhiều lần viết đơn cầu cứu gửi lên chính quyền các cấp, nhưng đến nay chưa có kết quả.

Từ kiến nghị của người dân, UBND huyện và Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Phong Điền đã ban hành nhiều văn bản đề nghị Công ty TNHH Công nghệ bảo hộ Kanglongda Việt Nam chuyển kinh phí để chi trả cho người dân, nhưng đến nay chủ đầu tư vẫn chưa chuyển kinh phí.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế tại Công văn số 3543/UBND-GPMB ngày 11/4/2024; ngày 23/4/2024, UBND huyện Phong Điền đã ban hành Văn bản số 1928/UBND-TTPTQĐ về việc trả lời ý kiến của Công ty TNHH Công nghệ bảo hộ Kanglongda Việt Nam và đề nghị Công ty chuyển kinh phí bồi thường, hỗ trợ để chi trả cho người dân.

Thừa Thiên – Huế: Chủ đầu tư Dự án Nhà máy Kanglongda Huế “chây ỳ” chi trả tiền giải phóng mặt bằng
Hệ thống xử lý nước thải tuần hoàn mở rộng của Nhà máy Kanglongda Huế đã xây dựng hoàn thành, nhưng tiền đền bù giải phóng mặt bằng của người dân vẫn chưa được chi trả.

Theo cam kết của Công ty TNHH Công nghệ bảo hộ Kanglongda Việt Nam tại Công văn số 06-24/CV-KLD ngày 29/3/2024, thì thời gian chuyển kinh phí để chi trả cho các hộ là trước ngày 30/5/2024. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại thì phía Công ty TNHH Công nghệ bảo hộ Kanglongda Việt Nam vẫn chưa chuyển kinh phí để chi trả theo quy định.

Lãnh đạo huyện Phong Điền nhấn mạnh: Để có cơ sở giải quyết đơn kiến nghị của công dân và sớm hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng để nhà đầu tư lập thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định, UBND huyện Phong Điền đề nghị Công ty TNHH Công nghệ bảo hộ Kanglongda Việt Nam chuyển kinh phí bồi thường, hỗ trợ đã được UBND huyện phê duyệt với số tiền: 8,7 tỷ đồng và số tiền chậm chi trả tạm tính từ ngày 01/01/2023 đến ngày 29/5/2024, với hơn 1,2 tỷ đồng.

Tại buổi kiểm tra dự án Nhà máy Kanglongda Huế, ông Phan Quý Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đề nghị Công ty TNHH Công nghệ bảo hộ Kanglongda Việt Nam chấp hành nghiêm các quy định về thủ tục môi trường, xây dựng và lắp đặt hệ thống thu gom, xử lý khí thải, nước thải; đảm bảo việc khai báo, quản lý lao động người nước ngoài tại công ty; chấp hành nghiêm pháp luật về lao động. Hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng cho các hộ dân...

Trí Đức

Bạn đang đọc bài viết Chủ đầu tư Dự án Nhà máy Kanglongda Huế “chây ỳ” chi trả tiền giải phóng mặt bằng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nghệ An: Đầu tư hơn 363 tỷ đồng vào 3 dự án trọng điểm
Tỉnh Nghệ An vừa thông qua Nghị quyết về việc bổ sung hơn 363 tỷ đồng vào kế hoạch đầu tư công năm 2024 từ nguồn ngân sách Trung ương. Quyết định này nhằm triển khai ba dự án trọng điểm, bao gồm cả lĩnh vực y tế, hạ tầng cơ bản và phát triển du lịch.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dự kiến triển khai xây dựng vào năm 2027, hoàn thành vào năm 2035, với chiều dài 1.541km, tốc độ thiết kế 350km/h, dự kiến tổng vốn hơn 67 tỉ USD.
Khám phá lễ hội chè Việt Nam: Nét đẹp văn hóa từ những đồi xanh
Việt Nam không chỉ nổi tiếng với những đồi chè bát ngát mà còn thu hút du khách bởi các lễ hội chè mang đậm dấu ấn văn hóa địa phương. Những sự kiện này không chỉ tôn vinh người trồng chè mà còn góp phần quảng bá hình ảnh chè Việt trên thị trường quốc tế.

Tin mới

Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...
Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK đối với CTCP In Hospitality (Công ty)
Ngày 18/11/2024, Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 377/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần In Hospitality (Địa chỉ trụ sở chính: 194 Hoàng Văn Thụ, Phường 9, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh), cụ thể như sau:
Cơn sốt trà đặc sản khuấy đảo giới trẻ
Thị trường thực phẩm và đồ uống (F&B) Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của một xu hướng mới: trà đặc sản. Không còn là những ly trà sữa béo ngậy, giới trẻ đang dần chuyển sang ưa chuộng những ly trà nguyên bản, đậm vị, được chế biến từ những dòng trà cao cấp của Việt Nam.