VDSC cho rằng cho rằng vẫn có khả năng sẽ có thêm một đợt giảm lãi suất 0,5-1 điểm % trong quý III/2023, đưa lãi suất điều hành về gần mức trước đợt tăng mạnh vào tháng 10/2022.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đưa thêm các quy định mới như cấm các tổ chức tín dụng không được cho vay vốn để thanh toán tiền mua, góp vốn, nhận chuyển nhượng phần vốn góp của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; mua, góp vốn, nhận chuyển nhượng cổ phần của công ty cổ phần chưa niêm yết...
Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, từ tháng 2 NHNN đã giao room tín dụng cho các NHTM cả nước là 11%, theo định hướng cả năm 14-15%. Dù vậy đến 15/6, tín dụng mới chỉ tăng 3,36%.
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2023, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) - Phạm Thanh Hà đã trình bày về tình hình tăng trưởng tín dụng hiện tại.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, năm 2023, mọi cơ chế và chính sách cho vay vẫn giữ nguyên nhưng 5 tháng đầu năm 2023, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống chỉ khoảng trên 5%, thấp hơn một nửa so với cùng kỳ 2022.
Đây là nhận định của đại diện Ngân hàng Nhà nước tại Hội nghị triển khai Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030” (Đề án) do Bộ Xây dựng tổ chức ngày 19/5.
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, đến ngày 31/3/2023, tín dụng toàn nền kinh tế đạt trên 12,2 triệu tỷ đồng, tăng 2,61% so với cuối năm 2022, tăng 10,49% so với cùng kỳ năm trước.
Nguyên nhân chính là khó khăn của nền kinh tế chứ không phải từ cơ chế chính sách hoặc vấn đề về lãi suất cho vay. Ngân hàng cũng rất mong muốn có dự án để tăng trưởng tín dụng nhưng còn nhiều vướng mắc.
Theo Thông tư 02 mới ban hành, các khoản nợ được cơ cấu thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ là các khoản cho vay và cho thuê tài chính. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng được thực hiện kể từ 24/4/2023 có hiệu lực đến hết ngày 30/6/2024.
Tính đến ngày 28/3, tín dụng toàn nền kinh tế mới tăng 2,06% so với cuối năm 2022. Mức tăng trưởng này đã giảm hơn một nửa so với cùng kỳ và là con số thấp nhất trong vòng 3 năm qua.
Thị trường bất động sản gặp rất nhiều vướng mắc, trong đó chủ yếu liên quan đến vấn đề pháp lý. Tuy nhiên Ngân hàng Nhà nước cho rằng, các dự án bất động sản đủ điều kiện pháp lý, có khả năng tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thực về nhà ở và đảm bảo kế hoạch trả nợ vẫn sẽ được cấp tín dụng.
Đến thời điểm hiện tại, hầu hết các chính sách, quyết định được ban hành gần đây để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, đã có tác động tích cực và đồng nhất với dự báo của Batdongsan.com.vn về tín hiệu đảo chiều của thị trường.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 213/QĐ-TTg thành lập Ban Chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng. Đây là sự kiện đặc biệt, xác định tầm quan trọng của vấn đề tái cơ cấu hệ thống ngân hàng trong giai đoạn tới của Chính phủ.
Việc điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành là giải pháp linh hoạt, phù hợp với điều kiện thị trường hiện nay, mở ra kỳ vọng mặt bằng lãi suất cho vay mua nhà sớm hạ nhiệt.
Thị trường bất động sản (BĐS) đang gặp khó khăn, một trong số đó có vướng mắc về nguồn vốn. Việc đề xuất gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng với lãi suất cho vay thấp hơn từ 1,5 - 2% lãi suất vay bình quân của các ngân hàng sẽ là tín hiệu “mồi” tích cực cho thị trường hồi phục trở lại.
Bộ Xây dựng đề xuất một số giải pháp thúc đẩy thị trường BĐS phát triển lành mạnh, bền vững trong bối cảnh các doanh nghiệp kinh doanh còn nhiều khó khăn.
Hàng loạt kiến nghị của các doanh nghiệp BĐS, chủ yếu xoay quanh vấn đề nguồn vốn tín dụng, trái phiếu và pháp lý được đưa ra tại Hội nghị Tín dụng bất động sản