Chính phủ trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân. Trong đó đáng chú ý có chính sách đặt hàng, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu thực hiện dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia.
Nghiên cứu xây dựng đơn giá định mức các dự án đường sắt tốc độ cao, các chuyên gia cho rằng, cần cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng bởi đây là công nghệ mới, lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam.
Phía sau các báo cáo hàng trăm trang về dự án đường sắt tốc độ cao là nhiều đêm trắng, những cuộc tranh luận kéo dài và cả áp lực lớn từ xã hội. Nhưng cũng chính trong những giờ phút căng thẳng ấy, hình hài của công trình thế kỷ dần hiện lên rõ nét.
Sáng 26/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt.
Theo đề xuất của các doanh nghiệp Việt Nam, dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam nên chia thành 2 phần, gồm phần hạ tầng, từ ray trở xuống nền móng và phần “lõi” là thiết bị công nghệ như đầu máy, toa xe, hệ thống tín hiệu…
Các doanh nghiệp trong nước như Viettel, Hòa Phát, Thaco, Trung Chính khẳng định đã có sự chuẩn bị và sẵn sàng tham gia các dự án đường sắt, trong đó có đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Tại Hội nghị Thường trực Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp, Chủ tịch HĐQT THACO cho biết, THACO sẽ tập trung tham gia vào làm đường sắt đô thị, đặc biệt là các toa tàu, các cấu kiện thép.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan khẩn trương rà soát, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về đường sắt tốc độ cao.
VACC kiến nghị phân tách riêng các hợp phần xây dựng của dường sắt tốc độ cao Bắc-Nam và quy mô các gói thầu trong hợp phần xây dựng nên giữ trong khoảng từ 1-1,5 tỷ USD.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết, tuyến đường sắt tốc độ cao bắt đầu tại thành phố Hà Nội (ga Ngọc Hồi) và kết thúc tại Thành phố Hồ Chí Minh (ga Thủ Thiêm), đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố; chiều dài tuyến khoảng 1.541 km.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là dự án quy mô lớn, chưa từng có tiền lệ ở nước ta. Trước cơ hội lớn này, nhiều doanh nghiệp trong nước bày tỏ mong muốn được góp sức vào “siêu dự án” này.
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam là một trong những dự án quan trọng được nhiều người kỳ vọng. Với chiều dài hơn 1.500 km, tuyến đường sắt này không chỉ giúp cải thiện hệ thống giao thông vận tải mà còn cung cấp phát triển kinh tế, kết nối các khu vực và giảm tải áp lực cho hệ thống đường bộ.
Hướng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dự kiến đi qua 20 tỉnh, thành phố với tổng chiều dài khoảng 1.541km bao gồm 23 ga hành khách và 5 ga hàng hóa.
Cử tri quận Hoàn Kiếm nhận định, đường sắt tốc độ cao sẽ bắt đầu một thời kỳ mới phát triển đường sắt quốc gia và thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước.
Sáng 26/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo xây dựng, thực hiện đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam và các dự án đường sắt quan trọng quốc gia. Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh dự phiên họp.
Chính phủ vừa yêu cầu xây dựng phương án phát triển đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam với vận tốc 350km. Đây sẽ là dự án có quy mô lớn, thực sự trở thành trục xương sống đồng thời khai thác hiệu quả tuyến đường sắt hiện có.