Nếu đóng đủ 28 năm BHXH, nghỉ hưu năm 2024, lao động nữ sẽ nhận được lương hưu với tỷ lệ 71% tiền lương tháng đóng BHXH, còn lao động nam nhận được lương hưu với tỷ lệ 61% tiền lương tháng đóng BHXH.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Đặng Thuần Phong lý giải vì sao tăng lương cơ sở 30% mà chỉ tăng lương hưu 15%? Lý do chưa thực hiện 2 nội dung cải cách tiền lương?
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa ký báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội xem xét, cho ý kiến về các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1/7/2024.
Tại cuộc họp báo chiều 20/6, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà đã chia sẻ những khó khăn, vướng mắc, bất cập khi thực hiện đầy đủ, đồng bộ các nội dung cải cách tiền lương khu vực công theo Nghị quyết số 27-NQ/TW.
Cải cách chính sách tiền lương là một vấn đề hệ trọng, lớn và rất phức tạp, rất nhạy cảm, tác động tới hàng chục triệu cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong khu vực công, tác động tới trên 50 triệu đối tượng hưởng các cơ chế, chính sách gắn với lương cơ sở.
Mức lương hưu sau cải cách sẽ được xây dựng và điều chỉnh để cả những người nghỉ hưu trước hay sau thời điểm cải cách tiền lương đều không bị thiệt thòi.
Chính phủ yêu cầu Bộ Nội vụ đề xuất thực hiện cải cách tiền lương có lộ trình phù hợp, khả thi, hiệu quả; bảo đảm công bằng, bình đẳng, hài hòa giữa các đối tượng, ổn định, không xáo trộn lớn.
Chính phủ chỉ đạo Bộ Nội vụ khẩn trương hoàn thiện hồ sơ báo cáo Bộ Chính trị về cải cách tiền lương trong tháng 5/2024 để làm cơ sở xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật triển khai chế độ tiền lương mới.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách tiền lương, Bộ đã xây dựng phương án điều chỉnh lương hưu, phân chia thành 3 nhóm đối tượng.
Thực hiện cải cách tiền lương từ 1/7/2024, nhiều giáo viên băn khoăn sẽ không còn phụ cấp thâm niên nhà giáo, đặc biệt đối với các giáo viên đã công tác lâu năm.
Ban Tổ chức Trung ương tiếp tục nghiên cứu, đề xuất Bộ Chính trị các chính sách đãi ngộ cho cán bộ, nhân viên ngành y tế. Xây dựng thang bảng lương, chế độ phụ cấp với cán bộ, nhân viên y tế khi thực hiện cải cách tiền lương từ 1/7/2024.
Mức trợ cấp xã hội hiện nay là 360.000 đồng/tháng được đánh giá là thấp. Do đó, cùng với cải cách tiền lương, Bộ LĐTBXH đề xuất tăng chuẩn trợ cấp xã hội từ 360.000 đồng lên 500.000 đồng hoặc 750.000 đồng.
Theo cải cách tiền lương mới nhất có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 sẽ bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề, trừ một số ngành nghề theo quy định. Bên cạnh đó Bộ LĐTBXH đang có đề xuất tăng chuẩn trợ cấp xã hội.
Thủ tướng chỉ đạo các bộ ngành, địa phương điều hành dự toán chi ngân sách nhà nước chủ động, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên,… dành nguồn lực cho phục hồi, phát triển KTXH, thực hiện các nhiệm vụ chi an sinh xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội.
Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê nhận định, cải cách tiền lương và tăng lương tối thiểu vùng từ tháng 7/2024 sẽ kéo theo giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong gia đình tăng lên
Thủ tướng chỉ đạo Triệt để tiết kiệm chi thường xuyên dành nguồn lực cho phục hồi và phát triển KTXH, thực hiện cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội.
Chính phủ chỉ đạo xây dựng các văn bản quy định và công việc cụ thể để triển khai chế độ tiền lương mới kể từ ngày 01/7/2024; khẩn trương sắp xếp đơn vị hành chính; hoàn thiện vị trí việc làm để cải cách tiền lương.