Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu trước ngày 31/3/2024 các Bộ, ngành địa phương phải hoàn thành xây dựng và ban hành Đề án vị trí việc làm để làm cơ sở thực hiện cải cách chính sách tiền lương từ ngày 1/7/2024.
Việc Quốc hội thông qua chính sách cải cách tiền lương từ 1/7/2024 có ý nghĩa hết sức quan trọng để vừa bảo đảm thu nhập gắn với xác định vị trí việc làm, tinh giản biên chế, sử dụng và quản lý hiệu quả đội ngũ công chức, viên chức.
Sáng 10/11, với 94,33% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024; đồng thời thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương từ 1/7/2024.
Tại Kỳ họp thứ 6, sáng 01/11, đại biểu Hà Ánh Phượng - Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ cho rằng lần cải cách tiền lương này giáo viên nên cớ mức hưởng cao nhất trong hệ thống thang bậc lương. Bên cạnh đó cần có thêm phụ cấp công việc tùy theo vùng và tính chất.
Để thực hiện việc cải cách tiền lương được hiệu quả, các Đại biểu Quốc hội cho rằng, Chính phủ và các địa phương cần đảm bảo nguồn kinh phí cho việc tăng lương. Cải cách tiền lương phải gắn với đảm bảo kiềm chế lạm phát, tinh giản biên chế,...
Hiện lương hưu chi theo mức lương cơ sở, khi bỏ lương cơ sở từ 1/7/2024 thì sẽ tính tiền lương của người nghỉ hưu thế nào? Họ có được cải cách tiền lương cùng với khu vực công hay không? Nếu cải cách thì mức tăng là bao nhiêu phần trăm?
Chính phủ đã đẩy mạnh tăng thu, tiết kiệm chi, trích lập quỹ tiền lương đến nay được khoảng 560 nghìn tỷ đồng bảo đảm đủ nguồn để cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW từ ngày 01/7/2024 trong 3 năm 2024 - 2026.
Chính phủ đã đẩy mạnh tăng thu, tiết kiệm chi, trích lập quỹ tiền lương đến nay được khoảng 560 nghìn tỷ đồng bảo đảm đủ nguồn để cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW từ ngày 01/7/2024 trong 3 năm 2024 - 2026.
Chính phủ đã đề xuất lộ trình cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang với 6 nội dung cải cách theo Nghị quyết số 27-NQ/TW (dự kiến thực hiện từ ngày 1/7/2024).