Trước tình hình giải ngân vốn đầu tư công chậm trên địa bàn, UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa có chỉ đạo về công tác triển khai và giải ngân vốn đầu tư công các dự án được ghi vốn bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Tính đến ngày 20/4/2023, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt gần 8,88 tỷ USD, bằng 82,1% so với cùng kỳ. Trong khi đó, vốn thực hiện ước đạt khoảng 5,85 tỷ USD, giảm 1,2% so với cùng kỳ năm 2022.
Theo Bộ Tài chính, tỷ lệ ước giải ngân 3 tháng kế hoạch năm 2023 đạt 9,69% kế hoạch. Nếu so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thì tỷ lệ giải ngân đạt 10,35%, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022 (11,88%).
Theo số liệu Cục Đầu tư, tính đến ngày 20/3, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (FDI) đạt gần 5,45 tỷ USD, bằng 61,2% so với cùng kỳ.
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 16/2023/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2021/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp.
Với tổng mức vốn đầu tư 2.014 tỷ đồng, Cà Mau nỗ lực quản lý, bảo vệ, khôi phục và phát triển, sử dụng bền vững diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất hiện có và diện tích rừng được tạo mới trong giai đoạn 2021 - 2025.
Không chỉ phải cạnh tranh thu hút FDI với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia…, giờ đây, Việt Nam còn phải cạnh tranh với chính các nước “xuất khẩu” đầu tư.
Các dự án có vốn đầu tư trong nước, trong đó có 4 dự án trong KKT, KCN với tổng vốn đầu tư 290 tỷ đồng; 7 dự án trong CCN với tổng vốn vốn đầu tư 544,79 tỷ đồng; 3 dự án ngoài KKT, KCN, CCN với tổng vốn đầu tư 5.501,37 tỷ đồng.