Bộ Nội vụ cho biết đang tiếp tục phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu hoàn thiện các nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị Trung ương 7 khoá XII trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Chính phủ chỉ đạo xây dựng các văn bản quy định và công việc cụ thể để triển khai chế độ tiền lương mới kể từ ngày 01/7/2024; khẩn trương sắp xếp đơn vị hành chính; hoàn thiện vị trí việc làm để cải cách tiền lương.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu trước ngày 31/3/2024 các Bộ, ngành địa phương phải hoàn thành xây dựng và ban hành Đề án vị trí việc làm để làm cơ sở thực hiện cải cách chính sách tiền lương từ ngày 1/7/2024.
Đề nghị Bộ Nội vụ nghiên cứu, xem xét tham mưu để thực hiện được chính sách về tiền lương cho nhà giáo theo chủ trương tại Nghị quyết số 29-NQ/TƯ; bổ sung biên chế để tuyển dụng giáo viên.
Từ ngày 1/7/2024 sẽ bãi bỏ tất cả các cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị hành chính Nhà nước; áp dụng chế độ tiền lương, phụ cấp, thu nhập thống nhất.
Quốc hội yêu cầu triển khai đồng bộ cải cách chính sách tiền lương từ ngày 01/7/2024. Tiếp tục hoàn thiện, xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả…
(Chinhphu.vn) - Trong cải cách chính sách tiền lương, cần đặc biệt quan tâm đến tiền lương, phụ cấp của cán bộ, công chức cấp cơ sở, cán bộ công chức cấp xã, phường, thị trấn và thôn bản.
Chính phủ đã đẩy mạnh tăng thu, tiết kiệm chi, trích lập quỹ tiền lương đến nay được khoảng 560 nghìn tỷ đồng bảo đảm đủ nguồn để cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW từ ngày 01/7/2024.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, nhờ thúc đẩy tăng thu, tiết kiệm chi, trích lập quỹ tiền lương đến nay được khoảng 560.000 tỷ đồng, bảo đảm đủ nguồn để cải cách tiền lương trong 3 năm 2024-2026.
Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Chính phủ sẽ trình Trung ương, Quốc hội việc thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương mới theo Nghị quyết số 27-NQ/TW kể từ 1/7/2024.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) đã có Tờ trình Chính phủ Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) bổ sung tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc thấp nhất bằng một nửa mức lương tối thiểu tháng vùng cao nhất do Chính phủ công bố.
Quốc hội giao Chính phủ khẩn trương nghiên cứu hoàn thiện các nội dung cụ thể của chính sách tiền lương mới trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định thực hiện vào thời điểm thích hợp sau năm 2023.