Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) thống kê, kể từ tháng 6 năm 2023 đến nay, Ngân hàng SCB đã chấm dứt hoạt động 107 phòng giao dịch tại nhiều tỉnh thành trên cả nước.
Sau hai lần thông báo bán đấu giá với mức giá không đổi, mới đây Ngân hàng SCB đã có động thái giảm đáng kể mức khởi điểm trong lần đấu thứ 3 đối với loạt xe chở tiền cần thanh lý.
Hai vụ án liên quan đến Tập đoàn Thuận An, Phúc Sơn đang được cơ quan điều tra Bộ Công an tập trung cao độ để đẩy nhanh tiến độ. Vụ án Vạn Thịnh Phát, SCB đã được mở rộng và giai đoạn 2 đã hoàn tất kết quả điều tra.
Mới đây, lãnh đạo TP.HCM kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo sớm giải quyết các vấn đề của Ngân hàng SCB và Vạn Thịnh Phát để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội thành phố.
Chỉ trong 2 tuần qua, SCB đã đóng cửa tổng cộng 14 phòng giao dịch tại 6 tỉnh, thành phố. Nhà băng này cũng thông báo thanh lý hàng chục xe ô tô chuyên dụng.
Tại vụ án thứ 2 liên quan phát hành trái phiếu, bà Trương Mỹ Lan và 33 bị can bị cơ quan điều tra đề nghị truy tố tội “Rửa tiền”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.
Chiều 19/3, đại diện VKSND TP.HCM đã đề nghị mức án cho các bị cáo trong xét xử bà Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 85 người khác liên quan đến các sai phạm tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB).
Mới đây, các vấn đề liên quan tới việc kiểm toán "bỏ lọt" các bất thường tại doanh nghiệp, ngân hàng SCB đã làm "nóng"nghị trường Quốc hội khi các đại biểu chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Báo cáo tài chính thập kỷ qua của SCB được kiểm toán bởi những công ty kiểm toán hàng đầu như KPMG, Ernst & Young Vietnam (EY) và Deloitte. Vậy nhưng, số tiền khổng lồ đã bị "rút ruột" ở SCB trong thời gian dài lại không bị phát hiện bất thường bởi hoạt động kiểm toán.
Ngày 5/3, phiên tòa xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan (sinh năm 1956, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 85 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị, tổ chức liên quan đã chính thức khai mạc.
Từ ngày 1/7/2024 Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) sẽ được áp dụng, vì thế một số ngân hàng phải giảm tỷ lệ sở hữu tối đa của các tổ chức, cổ đông và người liên quan.
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, sự cố rút tiền hàng loạt tại SCB, cộng với tác động tiêu cực của một số ngân hàng của Mỹ và Châu Âu…đã ảnh hưởng tới thanh khoản, tâm lý người dân và doanh nghiệp. Mặc dù vậy hệ thống tín dụng cơ bản vẫn hoạt động ổn định.
Ngân hàng Nhà nước cho biết đang nghiên cứu đề nghị tham gia cơ cấu lại SCB của một số nhà đầu tư, để trình Chính phủ phương án tái cơ cấu ngân hàng này theo quy định.
Sau hơn 1 năm được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt với nhiều bước đi chấn chỉnh quan trọng, chủ trương tái cơ cấu SCB đã được cơ quan quản lý "chốt", trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
SCB đã thông báo đóng cửa 42 phòng giao dịch tại 9 tỉnh, thành phố; hàng loạt ngân hàng bị truy thu thuế từ năm 2011... Đó là những thông tin kinh tế đáng chú ý tuần qua.
SCB - nhà băng đang bị kiểm soát đặc biệt, từ một ngân hàng có lãi suất huy động cao nhất vào đầu năm 2023 đã mạnh tay giảm lãi suất huy động xuống thấp hơn cả nhóm ngân hàng quốc doanh, khi lãi suất thấp nhất chỉ còn 2,2%/năm.
SCB liên tiếp công bố chấm dứt hoạt động nhiều phòng giao dịch trên cả nước. Từ khi bị kiểm soát đặc biệt sau khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt đến nay, nhà băng này thông báo đóng cửa 42 phòng giao dịch tại 9 tỉnh, thành phố.
Trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị, tổ chức có liên quan, cơ quan chức năng đã mở rộng điều tra, khởi tố thêm 02 vụ án, khởi tố mới 72 bị can.