0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ ba, 20/12/2022 11:04 (GMT+7)

Nới room tín dụng: Nguồn lực của doanh nghiệp được khơi thông

Theo dõi KT&TD trên

Sang năm 2023, dư nợ dự kiến được hỗ trợ lãi suất khoảng 1,2 triệu tỷ đồng. Do vậy, với việc tín dụng chỉ còn được tăng trưởng chưa đến 500.000 tỷ đồng trong những tháng cuối năm, theo nhiều chuyên gia và doanh nghiệp, NHNN phải tăng hạn mức tín dụng lên 15 - 16%.

Nới room tín dụng: Nguồn lực của doanh nghiệp được khơi thông - Ảnh 1

Theo NHNN, tính đến cuối tháng 11/2022, tăng trưởng tín dụng toàn ngành đã đạt 12,2% so với cuối năm 2021. Tuy nhiên, xét về cơ cấu, tạm tính đến tháng 10/2022, dư nợ tín dụng cho ngành nông - lâm - thủy sản tăng 7,9%; công nghiệp - xây dựng tăng 7,93%; thương mại - dịch vụ tăng 13,63% so với cuối năm 2021 (cùng kỳ năm 2021 tăng lần lượt 3,45%, 8,42%, 9,64%), tương ứng chiếm 7,64%, 26,57% và 65,79% tổng dư nợ nền kinh tế. Trong đó, tín dụng đối với các lĩnh vực ưu tiên đến cuối tháng 10/2022 tăng trưởng tốt, có lĩnh vực có mức tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng tín dụng chung.

NHNN đã yêu cầu các ngân hàng đều phải giảm lãi suất, song thực tế, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi lãi vay từ ngân hàng. Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Trí Hiếu đề xuất cho phép các doanh nghiệp có thể được vay vốn thông qua kế hoạch kinh doanh chi tiết khi sử dụng vốn vay, chứng minh dòng tiền thu về trong vòng một năm, thay vì đòi hỏi yếu tố tài sản bảo đảm.

Ông Phạm Ngọc Hưng, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM cho hay, nhu cầu vốn của doanh nghiệp tăng cao cuối năm, song không phải đơn vị nào cũng đáp ứng được điều kiện để vay, nhất là gói hỗ trợ lãi suất 2% và kể cả vay thương mại, vì thiếu tài sản đảm bảo. Còn phía ngân hàng, để đảm bảo chất lượng tín dụng, họ phải chọn lọc khá gắt gao vì đã cạn room.

Với gói hỗ trợ lãi suất ưu đãi 2% có quy mô 40.000 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước trong vòng 2 năm (2022 - 2023) được các ngân hàng ước tính dành khoảng 800.000 tỷ đồng dư nợ cho vay trong năm nay để giảm lãi suất cho người dân, doanh nghiệp đủ điều kiện.

Sang năm 2023, dư nợ dự kiến được hỗ trợ lãi suất khoảng 1,2 triệu tỷ đồng. Do vậy, với việc tín dụng chỉ còn được tăng trưởng chưa đến 500.000 tỷ đồng trong những tháng cuối năm, theo nhiều chuyên gia và doanh nghiệp, NHNN phải tăng hạn mức tín dụng lên 15 - 16%.

Thực tế, do room tín dụng cạn, ngân hàng không thể đẩy mạnh giải ngân gói 2%, trong khi không phải doanh nghiệp nào cũng đáp ứng đủ điều kiện để được vay. Do đó, đến nay, giải ngân vốn hỗ trợ lãi suất 2% rất chậm.

Theo NHNN, đến cuối quý III/2022, các ngân hàng đã thực hiện hỗ trợ lãi suất trên 32 tỷ đồng, với dư nợ 17.000 tỷ đồng đối với khoảng 900 khách hàng. Như vậy, sau hơn 4 tháng triển khai, gói hỗ trợ lãi suất 2% mới chỉ thực hiện được khoảng 20% trên tổng số 800.000 tỷ đồng dư nợ có thể cho vay trong năm 2022.

Trên thực tế, hiện nay doanh nghiệp không được giải ngân vì không có tài sản thế chấp, trong khi ngân hàng kiên quyết không hạ chuẩn cho vay. Hộ kinh doanh dịch vụ thu nhập thấp không thể tiếp cận chính sách hỗ trợ lãi suất 2%, vì địa phương chưa quy định mức thu nhập bao nhiêu là thấp…

Trong khi đó, các chuyên gia cho rằng, sức ép tài chính với doanh nghiệp rất lớn, nên việc bảo đảm nguồn vốn cuối năm và giai đoạn sau này rất quan trọng. Chính phủ cần đẩy mạnh triển khai chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, khai thông gói hỗ trợ lãi suất tín dụng 2%. NHNN đã nới room tín dụng; Bộ Tài chính cũng cần ban hành các chính sách mới liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp, đảm bảo mục tiêu kép trong phát triển kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô.

Mặc dù NHNN vừa nới thêm 1-2% room tín dụng, nâng tổng room tín dụng lên 15-16% năm nay và đưa 200.000 tỷ đồng vào nên kinh tế, nhưng thời gian còn lại rất ít. Đồng thời, vốn tín dụng sẽ được ưu tiên vào lĩnh vực thiết yếu và lĩnh vực ưu tiên, kiểm soát vào bất động sản.

Bạn đang đọc bài viết Nới room tín dụng: Nguồn lực của doanh nghiệp được khơi thông. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

HDBank là Doanh nghiệp niêm yết được nhà đầu tư yêu thích nhất
HDBank (mã CK: HDB) được bình chọn là "Doanh nghiệp niêm yết lĩnh vực tài chính vốn hóa lớn có hoạt động Quan hệ Nhà đầu tư được Nhà đầu tư yêu thích nhất", theo kết quả công bố tại IR Awards 2024 do Vietstock, Hiệp hội Các nhà Quản trị Tài chính Việt Nam (VAFE) và Tạp chí Fili đồng tổ chức.
Thu chi minh bạch với tính năng Quỹ nhóm trên App HDBank
Tập hợp những tiện ích tối ưu như góp và rút quỹ, lịch sử thu chi, thông báo khi có biến động số dư, mời và xóa thành viên tham gia tiện lợi, tính năng Quỹ nhóm của App HDBank là lựa chọn của nhiều khách hàng khi mở quỹ nhóm.

Tin mới

Liveshow Duy Mạnh - Tuấn Hưng: Sau ánh đèn sân khấu
Gần một tuần sau khi liveshow để đời Anh Em Kết Đoàn kết thúc, “cô chủ nhỏ của Dốc Mộng Mơ” Hiên Hoàng vẫn hụt hơi khi mải cùng nhân viên và nhà thầu chung tay thu dọn nốt những tấm ván lát cuối cùng trên sân vận động Trung tâm huấn luyện thể thao Tam Đảo (Vĩnh Phúc).
Hương trái cây tháng 10: Ứng dụng tiềm năng trong sản xuất thực phẩm F&B
Tháng 10 là thời điểm nhiều loại trái cây chín mọng, mang đến nguồn nguyên liệu tự nhiên phong phú cho ngành thực phẩm và đồ uống (F&B). Việc khai thác hương vị trái cây trong sản xuất theo mùa không chỉ gia tăng giá trị dinh dưỡng mà còn tạo ra những sản phẩm độc đáo, thu hút người tiêu dùng.
Một số chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2024
Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách mới từ tháng 10 năm 2024 như Quy định việc khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng để ở; quy định về hành nghề công tác xã hội; sửa đổi, bổ sung một số quy định mới về quản lý, sử dụng tài sản công.
5 lý do nên dùng lá chuối gói thực phẩm hằng ngày
Việc gói thực phẩm bằng lá chuối đã trở thành một truyền thống lâu đời trong ẩm thực Việt Nam. Không chỉ mang đến hương vị thơm ngon, lá chuối còn thể hiện sự thân thiện với môi trường. Hãy cùng khám phá những lợi ích tuyệt vời mà lá chuối mang lại cho sức khỏe và cuộc sống hằng ngày.