0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ ba, 13/12/2022 11:35 (GMT+7)

Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam tham gia góp ý Luật TNN năm 2012

Theo dõi KT&TD trên

Ngày 12/12, tổ chức Hội nghị “Sửa đổi Luật tài nguyên nước năm 2012 – Một số chính sách nổi bật".

Ngày 12/12, tại Trụ sở các cơ quan của Quốc hội, Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng (CECR) tổ chức Hội nghị “Sửa đổi Luật tài nguyên nước năm 2012 – Một số chính sách nổi bật".

Chất lượng nước đang đứng trước nhiều thách thức

Tham dự Hội nghị có Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Công tác Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh; đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; đại biểu HĐND của thành phố Hà Nội và một số tỉnh thành; đại diện Cục Quản lý Tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các tổ chức khoa học xã hội, viện nghiên cứu của Việt Nam và các chuyên gia môi trường.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Công tác Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh cho biết, Luật Tài nguyên nước năm 2012 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 đến nay. Qua gần 10 năm thực hiện, Luật Tài nguyên nước năm 2012 đã góp phần tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành động của toàn xã hội về bảo vệ, khai thác sử dụng tài nguyên nước; tài nguyên nước được quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững hơn, mang lại nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Hội Kinh tế Môi trường VN tham dự Hội nghị “Sửa đổi Luật TNN năm 2012–Một số chính sách nổi bật" - Ảnh 1
Toàn cảnh Hội nghị.

Tuy nhiên, trong điều kiện biến đổi khí hậu, 60% lượng nước được hình thành ở bên ngoài lãnh thổ, chất lượng tài nguyên nước suy giảm đặt ra nhiều thách thức lớn. Nhiều chủ trương mới về quản lý tài nguyên và yêu cầu thực tiễn về bảo vệ phục hồi để bảo đảm an ninh tài nguyên nước quốc gia. Thực tế đó đòi hỏi pháp luật về tài nguyên nước và một số Luật liên quan đến quản lý, bảo vệ tài nguyên nước cần thiết phải sớm được cập nhật, sửa đổi, bổ sung, bảo đảm tính thống nhất, toàn diện.

Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Công tác đại biểu nêu rõ, Hội nghị này được tổ chức nhằm cung cấp, cập nhật những kiến thức, thông tin về tài nguyên nước và các nội dung chính sách được đề xuất trong Dự thảo Luật Tài nguyên nước sửa đổi. Đồng thời, hội nghị là diễn đàn để các đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND của một số tỉnh, thành phố, đại diện các Bộ, ngành và các chuyên gia trao đổi, thảo luận về các vấn đề liên quan, đặc biệt là các chính sách trong Luật Tài nguyên nước sửa đổi sẽ trình Quốc hội xem xét, thông qua trong kỳ họp sắp tới.

Phát biểu tại Hội nghị, TS.Nguyễn Khắc Hùng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng cho rằng, tài nguyên nước được quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững hơn, mang lại nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, với 63% lượng nước được hình thành ở bên ngoài lãnh thổ Việt Nam và trong điều kiện biến đổi khi hậu ngày càng bất thường như hiện nay, chất lượng tài nguyên nước đang có dấu hiệu suy giảm đã đặt ra nhiều thách thức lớn. Một trong những trọng tâm trong bảo vệ môi trường năm 2022-2023 của chính phủ là sửa đổi Luật Tài nguyên nước 2012 cho phù hợp với tình hình mới của Việt Nam và nâng cao hiệu quả sử dụng và bảo tồn tài nguyên nước, hưởng tới đảm bảo an ninh nguồn nước cho Việt Nam.

Hội Kinh tế Môi trường VN tham dự Hội nghị “Sửa đổi Luật TNN năm 2012–Một số chính sách nổi bật" - Ảnh 2
TS.Nguyễn Khắc Hùng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng.

"Luật Tài nguyên nước sửa đổi sẽ chú trọng vào việc hoàn thiện khung pháp lý, khắc phục những hạn chế và vướng mắc đang tồn tại của Luật Tài nguyên nước 2012 và tích hợp một số kinh nghiệm quốc tế về quản lý và bảo vệ nguồn nước. Những điểm mới trong việc xây dựng Luật Tài nguyên nước sửa đổi bao gồm đảm bảo an ninh nguồn nước. Coi tài nguyên nước là tài sản cộng và quản trị trên nền tảng công nghệ số, coi sản phẩm nước là hàng hóa và cần phát triển kinh tế nước, góp phần vào việc quản lý tài nguyên nước một cách thống nhất, toàn diện và phù hợp với thực tiễn" - TS.Nguyễn Khắc Hùng nêu quan điểm.

Luật Tài nguyên nước còn nhiều bất cập

Trình bày tổng quan thực trạng các chế định liên quan đến tài nguyên nước, Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Ngô Mạnh Hà cho biết, dù đã đạt được những kết quả quan trọng nhưng sau gần 10 năm thi hành, tuy nhiên, do các mối quan hệ kinh tế, xã hội có nhiều thay đổi, Luật Tài nguyên nước đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế, một số quy định không còn phù hợp với yêu cầu của thực tế và với pháp luật có liên quan, cần phải bổ sung nhu quy định.

Hội Kinh tế Môi trường VN tham dự Hội nghị “Sửa đổi Luật TNN năm 2012–Một số chính sách nổi bật" - Ảnh 3
Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Ngô Mạnh Hà.

Cụ thể, các quy định còn bất cập trong các nội dung liên quan đến vật thể chứa nước (dòng sông, tầng chứa nước); quy hoạch tài nguyên nước; cấp giấy phép tài nguyên nước; bảo vệ tài nguyên nước; bảo vệ các dòng sông, tầng chứa nước, quản trị nước thông minh, chuyển đổi số, dự báo nguồn nước phục vụ điều hòa phân bổ tài nguyên nước cho sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ... Ngoài ra, thể chế, chính sách hiện nay chưa được tích hợp các quy định về quản lý nước trong một bộ luật về nước để quản lý, kiểm soát, điều tiết toàn diện các vấn đề về nước trên cơ sở thống nhất quản lý về tài nguyên nước. Điều này gây chồng chéo trong quản lý, phân định thẩm quyền, trách nhiệm của từng Bộ, ngành, địa phương trong quản lý nguồn nước, quản lý hoạt động khai thác, quản lý hệ thống cấp nước, xử lý nước thải,...

Phó Cục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên nước cũng cho biết, các vấn đề mang tính liên ngành, liên tỉnh, địa phương như: Quy hoạch, phát triển, khôi phục rừng đầu nguồn, bảo vệ nguồn sinh thủy; bảo vệ nguồn nước trong quá trình thực hiện các dự án thủy điện, thủy lợi, nuôi trồng thủy sản,... chưa có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa cơ quan quản lý tài nguyên nước với các cơ quan, Bộ, ngành liên quan và UBND các tỉnh, nhất là còn sự giao thoa, chưa làm rõ được đối tượng quản lý về nguồn nước và công trình thủy lợi giữa lĩnh vực tài nguyên nước và thủy lợi.

Hội Kinh tế Môi trường VN tham dự Hội nghị “Sửa đổi Luật TNN năm 2012–Một số chính sách nổi bật" - Ảnh 4
Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam phát biểu góp ý tại Hội thảo.

Cần sửa đổi để đảm bảo an ninh nguồn nước

Theo ông Nguyễn Phương Tuấ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho rằng, vấn đề an ninh nguồn nước của nước ta đang phải đổi mặt với một số thách thức, trước hết là nguồn nước phân bổ không đều theo không gian và thời gian. Tài nguyên nước mặt của Việt Nam phân bố không đều cả về không gian và thời gian. Sự biến đổi theo thời gian của lượng mưa năm biểu hiện ở sự dao động giữa các năm và phân phối không đều trong năm. Việt Nam có lượng mưa trung bình năm khoảng 1.950mm, thuộc số quốc gia có lượng nước mưa lớn trên thế giới. Về không gian, tài nguyên nước dưới đất phân bố rất không đều: khá phong phú ở khu vực Đông Bắc Bộ, Đồng bằng Nam Bộ; rất thấp ở Đồng Nam Bộ, Nam Trung Bộ và có xu thế suy giảm.

Hội Kinh tế Môi trường VN tham dự Hội nghị “Sửa đổi Luật TNN năm 2012–Một số chính sách nổi bật" - Ảnh 5
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Phương Tuấn.

Bên cạnh đó, dưới áp lực từ sự gia tăng dân số, phát triển kinh tế ở nhiều vùng nên nhiều diện tích rừng tự nhiên, rừng phòng hộ đã bị suy giảm. Tỷ trọng diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn là rừng non, rừng nghèo và nghèo kiệt có trữ lượng dưới 50m3 còn chiếm tỷ lệ cao so với tổng diện tích rừng hiện có (khoảng 30%), hiệu quả tạo nguồn sinh thủy hạn chế. Hầu hết diện tích rừng đầu nguồn phân bố ở vùng cao, xa nên công tác quản lý, bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách liên quan đến nước theo hướng quản lý nhu cầu, kinh tế hoá, xã hội hóa, chuyển đổi số, hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương tăng cường phân cấp, giảm thủ tục hành chính, minh bạch; huy động nguồn lực, tạo điều kiện, động lực cho tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, quản lý, vận hành kết cấu hạ tầng ngành nước, lọc nước biển, xử lý nước thải; xây dựng và thực hiện cơ chế khuyến khích người dân sử dụng nước tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng nước, tái sử dụng nước, bảo vệ môi trường nước.

Hội Kinh tế Môi trường VN tham dự Hội nghị “Sửa đổi Luật TNN năm 2012–Một số chính sách nổi bật" - Ảnh 6
Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Công tác đại biểu Nguyễn Tuấn Anh.

Tại phiên thảo luận, các đại biểu chỉ ra rằng, mức độ ô nhiễm nguồn nước đang gia tăng. Ô nhiễm nguồn nước chủ yếu tập trung ở vùng trung lưu và hạ lưu các lưu vực sông (Nhuệ, Đáy, Cầu, Đồng Nai), hệ thống công trình thủy lợi (Bắc Hưng Hải, Bắc Đuống…).Nguồn gây ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, làng nghề, y tế và chất thải rắn không được kiểm soát,trong đó, nước thải sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp chiếm tỷ lệ lớn.

Chất lượng nguồn nước dưới đất tại một số vùng trong thời gian gần đây đang phải đối mặt với nhiễm mặn và ô nhiễm. Tình trạng nước dưới đất bị mặn, nhiễm mặn diễn ra phổ biến ở các khu vực đồng bằng ven biển Bắc Bộ và Nam Bộ.Ngoài ra, hiện tượng ô nhiễm kim loại nặng và Amoni trong nước dưới đất đã ghi nhận ở hầu hết các địa phương có khai thác, sử dụng nước dưới đất lớn.

Nhiều ý kiến đề nghị chú trọng vào huy động nguồn lực, ngân sách Nhà nước tiếp tục ưu tiên đầu tư các công trình khó huy động nguồn lực xã hội, xây dựng công trình lớn, quan trọng đặc biệt, công trình ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng khan hiếm nước, vùng bị ảnh hưởng lớn của biển đổi khí hậu.

Theo các đại biểu, cần sử dụng vốn đầu tư công mang tính dẫn dắt, là vốn mồi để thu hút lan tỏa vốn xã hội, hỗ trợ cho các dự án kém hấp dẫn nhưng có hiệu quả cho các vùng khó khăn nhằm chia sẻ rủi ro với các nhà đầu tư. Thu hút nguồn vốn ODA để đầu tư công trình trữ nước, liên kết, kết nối nguồn nước, công trình đảm bảo an sinh xã hội.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Công tác đại biểu Nguyễn Tuấn Anh đánh giá cao các ý kiến thẳng thắn, trách nhiệm và sâu sắc của các đại biểu. Các ý kiến tại Hội nghị đã cung cấp, cập nhật thông tin, kiến thức về tài nguyên nước và các nội dung chính sách được đề xuất trong Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Ban Công tác đại biểu sẽ tổng hợp các ý kiến này để đóng góp góp ý hiệu quả cho Dự thảo Luật Tài nguyên nước 2012 (sửa đổi) tại chương trình họp của Quốc hội năm 2023.

Hà Lan

Bạn đang đọc bài viết Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam tham gia góp ý Luật TNN năm 2012. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

HDBank là Doanh nghiệp niêm yết được nhà đầu tư yêu thích nhất
HDBank (mã CK: HDB) được bình chọn là "Doanh nghiệp niêm yết lĩnh vực tài chính vốn hóa lớn có hoạt động Quan hệ Nhà đầu tư được Nhà đầu tư yêu thích nhất", theo kết quả công bố tại IR Awards 2024 do Vietstock, Hiệp hội Các nhà Quản trị Tài chính Việt Nam (VAFE) và Tạp chí Fili đồng tổ chức.
Thu chi minh bạch với tính năng Quỹ nhóm trên App HDBank
Tập hợp những tiện ích tối ưu như góp và rút quỹ, lịch sử thu chi, thông báo khi có biến động số dư, mời và xóa thành viên tham gia tiện lợi, tính năng Quỹ nhóm của App HDBank là lựa chọn của nhiều khách hàng khi mở quỹ nhóm.

Tin mới

Liveshow Duy Mạnh - Tuấn Hưng: Sau ánh đèn sân khấu
Gần một tuần sau khi liveshow để đời Anh Em Kết Đoàn kết thúc, “cô chủ nhỏ của Dốc Mộng Mơ” Hiên Hoàng vẫn hụt hơi khi mải cùng nhân viên và nhà thầu chung tay thu dọn nốt những tấm ván lát cuối cùng trên sân vận động Trung tâm huấn luyện thể thao Tam Đảo (Vĩnh Phúc).
Hương trái cây tháng 10: Ứng dụng tiềm năng trong sản xuất thực phẩm F&B
Tháng 10 là thời điểm nhiều loại trái cây chín mọng, mang đến nguồn nguyên liệu tự nhiên phong phú cho ngành thực phẩm và đồ uống (F&B). Việc khai thác hương vị trái cây trong sản xuất theo mùa không chỉ gia tăng giá trị dinh dưỡng mà còn tạo ra những sản phẩm độc đáo, thu hút người tiêu dùng.
Một số chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2024
Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách mới từ tháng 10 năm 2024 như Quy định việc khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng để ở; quy định về hành nghề công tác xã hội; sửa đổi, bổ sung một số quy định mới về quản lý, sử dụng tài sản công.
5 lý do nên dùng lá chuối gói thực phẩm hằng ngày
Việc gói thực phẩm bằng lá chuối đã trở thành một truyền thống lâu đời trong ẩm thực Việt Nam. Không chỉ mang đến hương vị thơm ngon, lá chuối còn thể hiện sự thân thiện với môi trường. Hãy cùng khám phá những lợi ích tuyệt vời mà lá chuối mang lại cho sức khỏe và cuộc sống hằng ngày.