0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ hai, 28/11/2022 07:30 (GMT+7)

An ninh môi trường cần đảm bảo trong phát triển kinh tế-xã hội

Theo dõi KT&TD trên

An ninh môi trường là thành tố quan trọng của an ninh quốc gia, là một yếu tố cần thiết trong nội dung của sự phát triển bền vững.

Xử lý nghiêm vi phạm về khai thác tài nguyên, bảo vệ môi

Môi trường đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của con người cũng như tất cả các sinh vật khác trên trái đất. Không chỉ cung cấp không gian sống lý tưởng, môi trường còn mang đến cho con người những tài nguyên để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội,… Tuy nhiên môi trường hiện nay đang có xu hướng ô nhiễm không chỉ ở Việt Nam mà còn ở cả trên toàn thế giới, gây ra những hậu quả khó lường.

Trước tình trạng nhiễm môi trường đã và đang là một vấn đề nan giải toàn cầu. Thậm chí vấn đề này không chỉ là một mối quan tâm bình thường. Chúng đang được báo động. Trên thế giới, theo thống kê số lượng người mắc các bệnh liên quan đến các vấn đề ô nhiễm môi trường rất nhiều và không có dấu hiệu dừng.

An ninh môi trường cần đảm bảo trong phát triển kinh tế-xã hội - Ảnh 1
Thường xuyên giám sát, kiểm soát các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, kiên quyết ngăn chặn những “điểm nóng về môi trường”. (Ảnh minh họa)

Mới đây, UBND tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành văn bản số 1414 /UBND-KT về việc triển khai thực hiện công tác bảo đảm an ninh môi trường trong phát triển kinh tế - xã hội.

Cụ thể, UBND tỉnh Lạng Sơn yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cường công tác quản lý về khai thác tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học. Thường xuyên giám sát, kiểm soát các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, kiên quyết ngăn chặn những “điểm nóng về môi trường”; quản lý chất thải, kiểm soát ô nhiễm môi trường; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường theo quy định.

Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét thẩm định các dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đất đai, bảo vệ môi trường, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản. Thực hiện tốt công tác thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường theo quy định.

Đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cũng như bảo đảm an ninh môi trường trên không gian mạng. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường công tác giám sát biến đổi khí hậu. Chịu trách nhiệm đôn đốc và tổng hợp báo cáo, đánh giá việc triển khai thực hiện công tác bảo đảm an ninh môi trường trong phát triển kinh tế - xã hội theo yêu cầu.

Không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế

Sở Kế hoạch và Đầu tư nâng cao chất lượng công tác thẩm định các dự án đầu tư, thu hút đầu tư theo hướng không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế, không thu hút đầu tư bằng mọi giá để bảo đảm an ninh môi trường (bảo đảm sự an toàn của con người, bảo đảm sự ổn định về chính trị, an toàn xã hội, bảo đảm sự phát triển kinh tế - xã hội trước đe dọa của môi trường sinh thái), xác định lấy bảo vệ môi trường sống và sức khỏe Nhân dân làm mục tiêu hàng đầu.

Chủ trì tham mưu xây dựng, điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh; trong quá trình lập quy hoạch phải tính đến các yếu tố gây ô nhiễm môi trường và đề xuất các giải pháp xử lý; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường. Tăng cường phát triển mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn thân thiện với môi trường. Quan tâm dự báo sớm các tác động, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống dân sinh, các vấn đề có tính chất phức tạp được người dân quan tâm trong quá trình triển khai thực hiện các dự án. Tăng cường công tác đôn đốc, yêu cầu các chủ đầu tư thực hiện tốt công tác báo cáo định kỳ đối với các dự án đầu tư theo quy định nhằm kịp thời theo dõi, chấn chỉnh, xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Đồng thời, Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường đấu tranh, phản bác lại những thông tin, quan điểm sai trái, xuyên tạc, lợi dụng những hạn chế, bất cập về an ninh môi trường nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung để kích động, chống phá Đảng, Nhà nước, chia rẽ nội bộ và khối đại đoàn kết toàn dân tộc…

Cùng với đó, UBND các huyện, thành phố chú trọng công tác xây dựng các quy hoạch theo thẩm quyền mang tính đồng bộ, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; trong quá trình lập quy hoạch phải tính đến các yếu tố gây ô nhiễm môi trường và đề xuất các giải pháp xử lý; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường.

Quan tâm phát triển mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường. Khi xây dựng, triển khai các chương trình, dự án, đề án chính sách, pháp luật về an ninh môi trường, quan tâm dự báo sớm các tác động, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống dân sinh, các vấn đề tính chất “phức tạp”, “nhạy cảm” được người dân quan tâm; kịp thời nắm bắt dư luận xã hội, làm tốt công tác tư tưởng, tạo sự đồng thuận trong Nhân dân, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Với UBND tỉnh cũng giao các Sở: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ, Xây dựng, Cục Thuế tỉnh, Quỹ Bảo vệ môi trường, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ triển khai thực hiện tốt công tác bảo đảm an ninh môi trường để phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn…

UBND tỉnh trước đó đã xây dựng kế hoạch hành động triển khai thực hiện cam kết tại Hội nghị COP26. Theo đó, UBND tỉnh Lạng Sơn yêu cầu Sở TN&MT chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện các nội dung trên địa bàn tỉnh nhằm góp phần thực hiện cam kết giảm phát thải khí mê-tan toàn cầu tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu.

UBND tỉnh yêu cầu Sở NN&PTNT thực hiện các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính thông qua ứng dụng các giải pháp quản lý, công nghệ trong trồng trọt, chăn nuôi; chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng. Ứng dụng công nghệ xử lý và tái sử dụng phụ phẩm, chất thải trong sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi; phát triển nông nghiệp hữu cơ. Trồng rừng, phát triển rừng; phục hồi rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.

Khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên, xúc tiến tái sinh và làm giàu rừng trên các vùng đất được quy hoạch cho lâm nghiệp; nâng cao chất lượng, trữ lượng các-bon rừng và quản lý rừng bền vững. Phát triển các mô hình nông lâm kết hợp để nâng cao trữ lượng các-bon, bảo tồn đất.

Có thể nói an ninh môi trường là vấn đề có tính thời sự trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội ở nước ta hiện nay. Đảm bảo an ninh môi trường là đảm bảo điều kiện sống cho con người, góp phần quan trọng vào việc ổn định xã hội, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế. Ngược lại an ninh môi trường bị xâm hại sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của người dân, tạo ra xung đột xã hội giữa người dân với doanh nghiệp, xung đột người dân với chính quyền, xung đột giữa quốc gia giữa nước ta với các nước có có cùng lợi ích, gây ra những bất ổn xã hội, ảnh hưởng đến quan hệ đối ngoại, đến an ninh quốc gia, kiềm chế sự phát triển kinh tế, xã hội. Quản lý tốt an ninh môi trường sẽ là điều kiện tạo ra sự ổn định xã hội, giải quyết hài hòa các lợi ích về môi trường, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển bền vững của đất nước.

Bạn đang đọc bài viết An ninh môi trường cần đảm bảo trong phát triển kinh tế-xã hội. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

HDBank là Doanh nghiệp niêm yết được nhà đầu tư yêu thích nhất
HDBank (mã CK: HDB) được bình chọn là "Doanh nghiệp niêm yết lĩnh vực tài chính vốn hóa lớn có hoạt động Quan hệ Nhà đầu tư được Nhà đầu tư yêu thích nhất", theo kết quả công bố tại IR Awards 2024 do Vietstock, Hiệp hội Các nhà Quản trị Tài chính Việt Nam (VAFE) và Tạp chí Fili đồng tổ chức.
Thu chi minh bạch với tính năng Quỹ nhóm trên App HDBank
Tập hợp những tiện ích tối ưu như góp và rút quỹ, lịch sử thu chi, thông báo khi có biến động số dư, mời và xóa thành viên tham gia tiện lợi, tính năng Quỹ nhóm của App HDBank là lựa chọn của nhiều khách hàng khi mở quỹ nhóm.

Tin mới

Liveshow Duy Mạnh - Tuấn Hưng: Sau ánh đèn sân khấu
Gần một tuần sau khi liveshow để đời Anh Em Kết Đoàn kết thúc, “cô chủ nhỏ của Dốc Mộng Mơ” Hiên Hoàng vẫn hụt hơi khi mải cùng nhân viên và nhà thầu chung tay thu dọn nốt những tấm ván lát cuối cùng trên sân vận động Trung tâm huấn luyện thể thao Tam Đảo (Vĩnh Phúc).
Một số chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2024
Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách mới từ tháng 10 năm 2024 như Quy định việc khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng để ở; quy định về hành nghề công tác xã hội; sửa đổi, bổ sung một số quy định mới về quản lý, sử dụng tài sản công.
5 lý do nên dùng lá chuối gói thực phẩm hằng ngày
Việc gói thực phẩm bằng lá chuối đã trở thành một truyền thống lâu đời trong ẩm thực Việt Nam. Không chỉ mang đến hương vị thơm ngon, lá chuối còn thể hiện sự thân thiện với môi trường. Hãy cùng khám phá những lợi ích tuyệt vời mà lá chuối mang lại cho sức khỏe và cuộc sống hằng ngày.